Tín hiệu vui cho cổ đông ngân hàng Maritime Bank sau 5 năm chờ đợi

Maritime Bank sẽ trình đại hội cổ đông thường niên sắp tới đây kế hoạch chia cổ tức 2017 với tỷ lệ 5% nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Tín hiệu vui cho cổ đông ngân hàng Maritime Bank sau 5 năm chờ đợi

Maritime Bank vẫn đang sở hữu cp của MBB, PGBank, PVcomBank và cp DongABank nhận gán xiết nợ

Kết thúc năm 2016, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) đạt 92.606 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2015. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 26%. Tuy nhiên, tiền gửi khách hàng giảm 9%, xuống 57,5 nghìn tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2016 đạt 1.907 tỷ đồng, bằng 2,8 lần so với năm 2015; trong đó lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 2,4 lần so với năm trước. Chi phí dự phòng rủi ro trong năm 2016 cũng tăng cao gấp 3,3 lần lên 1.743 năm 2016 kéo lợi nhuận sụt giảm.

Sau cùng, lợi nhuận sau thuế của Maritime Bank đạt 140 tỷ đồng, tăng gần 21%. Ngân hàng dự kiến không trả cổ tức năm 2016.

Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank cuối năm 2016 ở mức 2,17%. Trong năm, ngân hàng đã sử dụng dự phòng 521 tỷ để xử lý rủi ro. Nhận tài sản đảm bảo thay thế nghĩa vụ trả nợ 241,6 tỷ đồng. Bán nợ xấu cho VAMC trong năm 2016 là 517,6 tỷ đồng. Bán nợ xấu cho tổ chức, cá nhân khác là 543,1 tỷ đồng. Thu nợ xấu từ khách hàng là 377 tỷ đồng. Thu nhập do thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro 586,7 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, Maritime Bank hiện còn sở hữu cổ phần của 3 tổ chức tín dụng là MBBank, PGBank và PVcomBank. Trong đó tỷ lệ sở hữu tại PGBank trên 5%, chưa kể cổ phiếu DongABank nhận gán xiết nợ.

Phía ngân hàng cho biết, mặc dù Maritime Bank đã báo cáo với NHNN về nguyên nhân chưa thực hiện được, tuy nhiên theo báo cáo của BKS ngân hàng, Tổng giám đốc cần chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ theo sát để xử lý khi PGBank sáp nhập vào VietinBank và NHNN cho phép chuyển nhượng cổ phiếu của Đông Á Bank, đảm bảo Maritime Bank tuân thủ quy định pháp luật.

Dự kiến chia cổ tức 2017 với tỷ lệ 5%

Hiện, Maritime Bank có hai công ty trực thuộc là Công ty Tài Chính TNHH MTV Maritime Bank (MSB FC) và Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Maritime Bank (AMC).

MSB FC có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, tổng tài sản thời điểm 31/12/2016 đạt 597 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so với năm 2015. Sau hơn một năm kể từ ngày được mua lại, Công ty vẫn chưa triển khai các hoạt động theo đúng tiến độ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Công ty AMC có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, tổng tài sản tính đến 31/12/2016 đạt 1.727 tỷ đồng, hoạt động chính là quản lý và cho thuê văn phòng. Năm 2016, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ thuần hoạt động kinh doanh cao hơn năm trước là 5,5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng giảm và chi phí dự phòng tăng cao. Lợi nhuận sau thuế của AMC đạt 3,5 tỷ đồng do có thu nhập từ các khoản mua bán nợ.

Trong năm 2017, Maritime Bank dự kiến nâng tổng tài sản lên 106.640 tỷ đồng, tương đương tăng 15%. Tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 14%; vốn huy động từ thị trường 1 và trái phiếu tăng xấp xỉ 17%. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế dự kiến 165 tỷ đồng. Đáng chú ý là tỷ lệ cổ tức 2017 ở mức 5%, Maritime Bank thực hiện sau khi được NHNN phê duyệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho cổ đông của ngân hàng sau 5 năm ngân hàng không chia cổ tức.

Trong năm 2017, Maritime Bank đặt ra mục tiêu xử lý được 7.015 tỷ đồng (nợ rủi ro, nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC) và đến 31/12/2017 duy trì nợ xấu ở mức dưới 3%.

Tín hiệu vui cho cổ đông ngân hàng Maritime Bank sau 5 năm chờ đợi ảnh 1

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…