Tổng bí thư: Giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy

Tại hội nghị ngoại giao 29 hôm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo trước các cán bộ ngoại giao, ngoại vụ đến từ gần 100 địa bàn khác nhau trên thế giới và khắp các tỉnh thành
Tổng bí thư: Giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy

Tại hội nghị ngoại giao 29 hôm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo trước các cán bộ ngoại giao, ngoại vụ đến từ gần 100 địa bàn khác nhau trên thế giới và khắp các tỉnh thành trong cả nước.Tổng bí thư nhắc lại đánh giá của ĐH Đảng 12 về kết quả công tác đối ngoại thời gian qua: "Môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu".Tổng bí thư ghi nhận những kết quả cụ thể như: Nâng tầm quan hệ hợp tác với các nước lớn; giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền, đàm phán các vấn đề trên biển, kiên định giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình; nâng cao vị thế đất nước trong ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế lớn; thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài; kết nối kiều bào, người VN ở nước ngoài...Tổng bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong công tác đối ngoại thời gian qua: "Chúng ta chưa có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế, có lúc chưa theo kịp những chuyển biển mau lẹ, phức tạp của tình hình".Từ đó, Tổng bí thư chỉ ra những bài học quan trọng như bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, hài hòa lợi ích quốc gia dân tộc với trách nhiệm quốc tế; bài học kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược; bài học về xây dựng sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; bài học về xây dựng ngành và công tác cán bộ; và bao trùm là bài học về sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước."Các cơ quan lãnh đạo của Đảng, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng các cơ quan tham mưu đã chứng tỏ sự nhạy cảm trong nhận định và nắm bắt tình hình, quyết đoán trong việc đưa ra các biện pháp, chính sách cụ thể.Nhiều chủ trương, giải pháp xử lý những vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề Biển Đông, những tính toán lựa chọn đúng thời điểm tiến hành những hoạt động đối ngoại lớn, trong đó có việc đón và thực hiện các chuyến thăm cấp cao, đã thực sự tác động mạnh mẽ, có sức thuyết phục, tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân và được dư luận quốc tế đồng tình, ủng hộ".

Tổng bí thư: Giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: TG&VN

Theo Tổng bí thư, nhiệm vụ của đối ngoại trong thời gian tới rất nặng nề: Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình ổn định để phát triển."Tình hình chính trị - an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến khó lường. Ngay ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng đang diễn ra những thay đổi rất phức tạp, liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo và cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, tạo nên tình trạng bất ổn", Tổng bí thư yêu cầu sự nhạy bén trong dự báo tình hình để không bị bất ngờ, bị động."Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững các quan điểm chỉ đạo về mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh. Vừa kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, vừa hết sức giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển. Giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, thương lượng song phương những vấn đề liên quan đến hai nước, đa phương những vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên; kiên trì, phấn đấu nhằm đạt được một giải pháp cơ bản, lâu dài trên cơ sở luật pháp quốc tế".Nhấn mạnh tư tưởng "giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy", Tổng bí thư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng "sức mạnh mềm" lấy gốc từ tư tưởng Hồ Chí Minh và văn hóa dân tộc.

Tổng bí thư: Giữ nước từ xa, từ khi nước chưa nguy ảnh 2
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc. Ảnh: TG&VN

Xem lại cán bộ, giảm bớt bộ máyTổng bí thư cũng nhắc nhở ngành ngoại giao về công tác cán bộ, nghiêm túc xem xét trong nội bộ những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nói không đi đôi với làm, không đủ dũng khí bảo vệ quan điểm của Đảng, của đất nước, dễ bị cám dỗ."Cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật xem trong ngành có những biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống, có những biểu hiện chạy việc, chạy chức, chạy địa bàn... không", Tổng bí thư yêu cầu ngành ngoại giao đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền gây phiền hà với công dân trong và ngoài nước."Nghiên cứu, xem xét lại cơ cấu, bố trí lại bộ máy trong và ngoài nước, lấy hiệu quả làm tiêu chí cao nhất, vừa nâng cao chất lượng hoạt động, vừa tiết kiệm, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước đang khó khăn".Ca ngợi trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" - mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người..., Tổng bí thư nhấn mạnh yêu cầu cán bộ ngoại giao nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp phát triển của đất nước, sự trường tồn của dân tộc.

Kết quả của ngành ngoại giao thời gian qua là kết quả của trí tuệ tập thể và tinh thần vượt lên trên mọi khó khăn của cán bộ làm công tác đối ngoại; luôn sẵn sàng đảm nhiệm mọi nhiệm vụ khó khăn từ biên giới, hải đảo, những nơi chiến sự, bất ổn, bạo loạn ở các khu vực đến bàn đàm phán song phương, đa phương phức tạp, chỉ với một tâm niệm duy nhất là bảo đảm được lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Chung Hoàng/VNN

Có thể bạn quan tâm