Tổng doanh thu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2022 đạt hơn 1.100 tỷ đồng

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tập đoàn, tổng công ty trực thuộc năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Theo đó, tổng doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt 1.123 nghìn tỷ đồng (114% kế hoạch), 15/19 đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch. Theo báo cáo chỉ có EVN lỗ đột biến (ước lỗ 31.000 tỷ đồng) do nguyên nhân khách quan.

Tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt gần 40 nghìn tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021). Trong đó, 15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách Nhà nước.

Về thực hiện và giải ngân vốn đầu tư, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các tập đoàn, tổng công ty phê duyệt, triển khai thực hiện, hoàn thành đầu tư.

tổng công ty Nhà nước
Tổng doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt 1.123 nghìn tỷ đồng

Về đầu tư phát triển, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, các tập đoàn, tổng công ty đã được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, sát với kế hoạch vốn đầu tư được giao. 

Nhiều tập đoàn, tổng công ty góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và dự án quan trọng về năng lượng, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh thực hiện các dự án trọng điểm.

Điển hình như: Dự án nhà máy điện Sông Hậu 1 đi vào vận hành thương mại từ ngày 13/5/2022 và ngày 16/7/2022 chính thức khánh thành; Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã hòa lưới điện ngày 16/6/2022, vận hành thương mại Tổ máy số 1 vào ngày 30/11/2022, Tổ máy số 2 đã đốt lửa lần đầu vào ngày 27/8/2022 và dự kiến COD vào 31/12/2022; đã hoàn thành đánh giá các nội dung chính của dự án Nghiên cứu mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và báo cáo Chính phủ tại văn bản số 3223/DKVN-CNK&LH ngày 15/6/2022; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị đã khởi công 96 công trình lưới điện và đóng điện 44 công trình lưới điện,... 

Cùng với đó, các dự án trọng điểm trong lĩnh vực hàng không như: Triển khai Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, Dự án thành phần 3 - Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1, Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng HKQT Phú Bài, tái khởi động Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành,… đảm bảo tiến độ được cấp thẩm quyền phê duyệt. 

Báo cáo của Ủy ban cho biết, sau 4 năm chuyển về Ủy ban quản lý, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư. 

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư khoảng 259.000 tỷ đồng.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư khoảng 259 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm