Tổng tài sản của Techcombank đạt 360.663 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank,mã: TCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2019 với thu nhập lãi thuần đạt 6.484 tỷ đồng...
Tổng tài sản của Techcombank đạt 360.663 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank,mã: TCB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2019 với thu nhập lãi thuần đạt 6.484 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ; hoạt động dịch vụ tăng gần 19% đạt 1.400 tỷ đồng và hoạt động khác tăng 30% đạt 774 tỷ đồng.

Sự sụt giảm của mảng chứng khoán kinh doanh và ngoại hối khá mạnh, lần lượt gần 80% và 40% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ, song tổng 2 mảng này chỉ có 270 tỷ đồng, nên cũng không tác động nhiều đến kết quả kinh doanh chung.

Chi phí hoạt động tăng mạnh hơn 30% là "tội đồ" khiến cho tổng doanh thu thuần của toàn hàng 6 tháng sụt giảm so với cùng kỳ, chỉ đạt 5.901 tỷ đồng trong khi cùng kỳ là 6.240 tỷ.  Tuy nhiên, nhờ trích lập dự phòng rủi ro giảm 77% so với cùng kỳ nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn đạt 5.661 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Techcombank đạt 360.663 tỷ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm. Trong đó tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 20,3% đạt 42.878 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% đạt 182.887 tỷ.

Liên quan đến câu chuyện tăng trưởng tín dụng ở Techcombank, trong 6 tháng đầu năm nay ngân hàng này đẩy mạnh cho vay khách hàng với mức tăng trưởng trên 16%, nhưng lại giảm đầu tư vào trái phiếu (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của TCTD khác và trái phiếu doanh nghiệp), trong đó riêng trái phiếu Chính phủ giảm hơn 85% còn trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành giảm 1/3 so với cùng kỳ.

Do vậy tăng room trưởng tín dụng chung của ngân hàng còn khá nhiều cho 6 tháng cuối năm, sau khi mới đây nhà băng này được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room bởi đã đáp ứng sớm được Thông tư 41 (Basel II) về an toàn vốn. 

Đáng chú ý, tổng nợ xấucủa Techcombank tính đến ngày 30/6 ghi nhận 3.300 tỷ đồng, chiếm , chiếm 1,22% trên dư nợ cho vay khách hàng, trong khi cuối năm 2018 chỉ có hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu ứng với tỷ lệ 1,06% dư nợ khách hàng. 

Trong đó nợ dưới chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần gấp 3 lần với 673 tỷ đồng còn nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 33,5% lên 2.274 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm 55%.

Năm 2019, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận dự kiến trước thuế là 11.750 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 10%; tăng tổng tài sản lên 375.821 tỷ đồng và số dư tín dụng là 245.366 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng lần lượt là 17% và 13% so với 2018. Đồng thời, ngân hàng cũng lên kế hoạch để đảm bảo giữ tỷ lệ nợ xấu nhóm 3-5 ở mức dưới 2,5%.

Đáng nói, dù năm 2018 đạt mức lợi nhuận tới hơn 10.000 tỷ đồng nhưng Ban lãnh đạo Techcombank quyết định giữ lại lợi nhuận, không chia cổ tức để phục vụ hoạt động kinh doanh, trong đó nhằm tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo các yêu cầu về vốn của Ngân hàng Nhà nước như Basel II và tăng cạnh tranh trên thị trường.

Không chỉ Techcombank, nhiều ngân hàng đã công bố BCTC quý II và 6 tháng đầu năm 2019 đều gây ấn tượng về lợi nhuận và tăng trưởng tín dụng nhưng có nhiều điều bất ngờ trong bức tranh nợ xấu.

Có thể kể đến như Vietcombank với nợ nhóm 3 tăng gấp gần 6 lần so với cùng kỳ. Cho dù nợ nhóm 4 và nhóm 5 có giảm nhẹ song tổng nợ xấu vẫn tăng thêm trên 900 tỷ đồng và qua đó đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng từ dưới 1% lên trên 1%.

Hay như ở MB, nợ nhóm 3 cũng tăng tới 73%, LienVietPostBank nợ nhóm 4 tăng gấp 2,7 lần, Kienlongbank cũng có nợ nhóm 4 tăng 2,8 lần.

>> CEO Techcombank lý giải “hai không” khi bất động sản bị siết cho vay

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...