TP. HCM muốn được giao làm dự án đường cao tốc TP. HCM – Mộc Bài

UBND TP. HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT giao UBND TP thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư, triển khai, quản lý vận hành khai thác dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài.
TP. HCM muốn được giao làm dự án đường cao tốc TP. HCM – Mộc Bài

Tuyến đường cao tốc có chiều dài khoảng 53,5km với điểm đầu giao với đường Vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn, TP. HCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của nhà nước); ở giai đoạn 1, xây dựng đoạn TP. HCM - Trảng Bàng với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế). Ở giai đoạn hoàn chỉnh, xây dựng đoạn TP. HCM - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.

UBND TP. HCM sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận TP và là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kêu gọi đầu tư dự án cao tốc TP. HCM - Mộc Bài. 

UBND tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa phận tỉnh Tây Ninh.

Về phần vốn thực hiện giai đoạn một khoảng gần 10.700 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức đối tác công – tư. Trong đó, phần vốn tham gia của nhà đầu tư chiếm khoảng 51%. Về phần vốn góp của nhà nước, Bộ GTVT đang có kế hoạch sử dụng vốn vay ODA từ phía đối tác Hàn Quốc.

Để tạo thêm nguồn thu cho dự án, UBND TP cũng kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi bồi thường giải phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ…

Đồng thời nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao liên thông để khai thác các quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương.

Cao tốc TP. HCM - Mộc Bài được xây dựng nhằm phá thế độc đạo của Quốc lộ 22, rút ngắn hành trình từ TP. HCM đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia. 

Tuyến cao tốc này cũng sẽ giảm tải và khắc phục nạn ách tắc giao thông cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông trên quốc lộ 22; tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh cho biết tỉnh vừa có buổi làm việc với một doanh nghiệp lớn sẵn sàng tham gia cùng với 2 địa phương là Tây Ninh và TP. HCM để đẩy nhanh dự án cao tốc này.

>>Cần 65.000 tỷ đồng để xây dựng dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...