TPBank vẫn phải “co kéo” lợi nhuận bù đắp âm vốn

Mặc dù đã thoát lỗ lũy kế từ năm 2015, song TPBank hiện vẫn phải dùng lợi nhuận để bù đắp phần âm thặng dư vốn cổ phần sau đợt phát hành dưới mệnh giá hồi 2012.
TPBank vẫn phải “co kéo” lợi nhuận bù đắp âm vốn

TPBank đang khắc phục dần thua lỗ lũy kế và bù đắp âm thặng dư vốn do phát hành cổ phần dưới mệnh giá

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) dự kiến sẽ họp Đại hội cổ đông thường niên vào sáng ngày 21/4 tại Hà Nội. Năm 2016, kết quả kinh doanh của TPBank có tăng trưởng khả quan hơn, cụ thể, huy động vốn đạt 55.082 tỷ đồng, tăng 40%, cho vay khách hàng tăng 68% đạt 47.326 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,66% lên 0,7% dư nợ và dưới ngưỡng an toàn. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2016 đạt 707 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước.

Theo tờ trình phân phối lợi nhuận, sau khi trừ đi các khoản thuế và trích quỹ, lợi nhuận còn lại của TPBank là 480 tỷ đồng. Về lý thuyết phần lợi nhuận này có thể chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 8% bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, Hội đồng quản trị TPBank trình ĐHCĐ không chia cổ tức, mà dùng toàn bộ số 480 tỷ đồng để bù đắp phần thặng dư vốn cổ phần còn âm tại thời điểm 31/6/2016. Dù bù đắp 480 tỷ đồng, ngân hàng vẫn còn âm hơn 238 tỷ đồng thặng dư vốn.

Được biết, hồi cuối năm 2012, TPBank thực hiện chào bán 225 triệu cổ phần với giá dưới mệnh giá là 6.000 đồng/CP để tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng. Do đó, ngân hàng bị âm thặng dư vốn gần 1.020 tỷ đồng và bị lỗ lũy kế 1.250 tỷ đồng (cuối năm 2011 lỗ lũy kế 1.367 tỷ đồng).

Qua các năm, TPBank đã dùng lợi nhuận để bù đắp lỗ lũy kế và đến năm 2015 đã thoát lỗ dù vẫn bị âm thặng dư vốn cổ phần.

Năm 2017, TPBank đặt mục tiêu kinh doanh cao hơn, gồm: tiền gửi khách hàng 71,607 tỷ, cho vay khách hàng 56,791 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 30% và 20% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế 2017 dự kiến tăng 10% lên 780 tỷ đồng. Dù vậy, nếu tiếp tục phải dùng lợi nhuận để bù đắp thặng dư vốn bị âm thì TPBank sẽ không còn bao nhiêu lợi nhuận để chia cổ tức cho cổ đông./.

>> Ngân hàng dồn dập tăng vốn: Khéo chia cổ tức… giấy

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...