Trước thềm hạn chót áp dụng Basell II: Có bao nhiêu ngân hàng đã về đích?

Tính tới thời điểm hiện tại khi chỉ còn chưa đầy 20 ngày nữa thông tư 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực, đã có 16 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài được áp dụng trụ cột 1 của chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Basel II.
Trước thềm hạn chót áp dụng Basell II: Có bao nhiêu ngân hàng đã về đích?

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được áp dụng Basel II từ ngày 1/12.

Cùng với các ngân hàng như Vietcombank, OCB, VIB, MBBank, VPBank, Techcombank, TPBank, ACB, MSB, HDBank, Shinhan Bank, Viet Capital Bank, SeABank, VietBank, LienVietPostBank, Nam A Bank,Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, BIDV là ngân hàng thứ 17 trong nước được phép áp dụng chuẩn Basel II.

Như vậy đến thời điểm này trong nhóm 4 ngân hàng lớn nhất mới chỉ có BIDV và Vietcombank đáp ứng được Basel II, còn Agribank và Vietinbank vẫn "án binh bất động", trong đó trường hợp của VietinBank để được chấp thuận trước ngày 1/1/2020 như Thông tư 41 quy định là điều vô cùng khó, bởi lẽ nhà băng này đang cạn kiệt con đường tăng vốn.

Thực tế, từ năm 2014, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), trong đó có việc lựa chọn 10 ngân hàng thương mại thí điểm áp dụng Basel II.

Và theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN , áp dụng Basel II là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM, và kể từ 1/1/2020, các ngân hàng sẽ phải chính thức áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II.

Việc triển khai Basel II được coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Cuối tháng 11/2018, VIB và Vietcombank là hai ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Basel II trước thời hạn. Từ đó tới nay, ngành ngân hàng đã chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân và một số ngân hàng nước ngoài trong việc chạy nước rút để tuân thủ với Basel II.

Được biết, các nhà băng chưa đạt đủ tiêu chuẩn để triển khai đúng hạn vào đầu năm 2020 sẽ được NHNN xem xét và gia hạn áp dụng chậm nhất kể từ đầu 2023.

Một chuyên gia ngân hàng cho biết, trong số 18 ngân hàng nói trên, mới có một ngân hàng hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II và chuẩn bị công bố. 16 ngân hàng còn lại chỉ mới hoàn thành hoặc trụ cột một (mức độ vốn an toàn tối thiểu) hoặc trụ cột một và trụ cột ba (minh bạch và kỷ luật thị trường).

Áp dụng Basel II giúp tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị rủi ro của ngân hàng. Việc tuân thủ được các chuẩn mực theo Basel không dễ, đòi hỏi ngân hàng không chỉ về nhân lực, vật lực mà cả trình độ quản trị điều hành.

Tại Việt Nam, chuẩn mực vốn Basel II được quy định theo Thông tư 41 và Thông tư 13 của NHNN.

Xem thêm

Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn). Nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàn
SeABank đạt chuẩn quốc tế Basel II trước hạn

SeABank đạt chuẩn quốc tế Basel II trước hạn

Ngày 29/10, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận đạt chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế Basel II theo Quyết định 2263/QĐ-NHNN.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...