Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn). Nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàn
Ngân hàng nào đang “an toàn vốn” nhất?

Hệ số an toàn vốn CAR của hệ thống ở mức 12,72% tính đến hết quý 3/2016 

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối quý 3 năm nay ở mức 12,72%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 9% theo quy định.

Hẳn nhiều người vẫn nghĩ rằng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ cao hơn so với các ngân hàng cổ phần tư nhân, và CAR của ngân hàng lớn sẽ tốt hơn so với ngân hàng nhỏ, tuy nhiên không phải như vậy. Số liệu cho thấy, hiện CAR của nhóm các ngân hàng thương mại Nhà ở mức 9,48%, thấp hơn nhiều so với CAR của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 12,1%.

Các NHTM Nhà nước do cơ quan quản lý đề cập đến bao gồm Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, CBBank, GPBank và OceanBank, trong đó CAR đã loại trừ các tổ chức tín dụng bị âm vốn tự có.

Trong hệ thống hiện có 10 ngân hàng được NHNN chọn thí điểm áp dụng quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, trong đó yêu cầu CAR phải trên 8% đó là Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, Sacombank, MB, ACB, Techcombank, Maritime Bank và VIB.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tính CAR của Việt Nam hiện tại khác xa so với Basel II (thấp hơn), vì thế nếu áp theo chuẩn mới với 3 trụ cột được thực hiện đầy đủ thì tỷ tỷ lệ CAR sẽ giảm khoảng 15 -20%, nghĩa là với mức 9% của ngân hàng sẽ chỉ còn khoảng 7,5%, thậm chí có những ngân hàng có thể giảm CAR tới 25-30%.

Do vậy, để đảm bảo được CAR, các ngân hàng buộc phải nâng vốn tự có, hoặc là vốn cấp 1 (nòng cốt - gồm vốn điều lệ, lợi nhuận để lại và các quỹ) hoặc vốn cấp 2 (vốn bổ sung - gồm trái phiếu chuyển đổi, giá trị tăng thêm của tài sản cố định, các loại chứng khoán được định giá lại, các công cụ nợ khác có thời hạn dài…), trong đó vốn cấp 1 được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn, song song với chặt chẽ hơn trong việc quản lý tài sản.

Vậy tình hình CAR của các ngân hàng hiện nay ra sao?

Trong số 3 ngân hàng lớn nhất là BIDV, VietinBank và Vietcombank thì CAR của BIDV đang thấp nhất khi chỉ đạt xấp xỉ 10%. Cửa tăng vốn cho BIDV trong năm nay là rất khó khi kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức– phương án khả dĩ nhất theo dự định – đã bất thành.

VietinBank có CAR đạt mức 11%. Hiện ngân hàng này đang thực hiện lấy ý kiến cổ đông trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, điều này nếu được thực hiện sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn. VietinBank có thể nâng vốn bằng việc nhận sáp nhập PGBank tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ hoàn tất. Vì thế ít nhất là ngắn hạn ngân hàng sẽ chưa thể nâng CAR lên cao.

Vietcombank có CAR hiện ở mức 10,8% nhưng gần như chắc chắn có thể nâng CAR lên rất cao khi đã tìm được đối tác chiến lược của Singapore để thực hiện bán vốn cùng kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu bằng VNĐ. Thậm chí ngay cả khi chưa được phê duyệt việc bán vốn thì theo đánh giá của giới phân tích, ngân hàng này vẫn có thể phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2 dễ dàng hơn so với 2 ngân hàng bạn.

Các ngân hàng cổ phần tư nhân trong khi đó lại có lợi thế hơn ở hệ số CAR. Số liệu từ báo cáo tài chính của đã kiểm toán cho thấy, VIB là ngân hàng có vốn điều lệ và vốn tự có thấp nhất trong số 10 ngân hàng nhưng CAR của VIB kết thúc năm 2015 lên tới 18%. Ngân hàng này dự tính rằng nếu tính theo Basel II thì CAR đến thời điểm hiện tại vẫn đạt khoảng 13%.

Eximbank cũng là trường hợp có CAR khá cao với hơn 17%. Ngân hàng Maritime Bank trong khi đó có hệ số CAR đạt 14,6% tại thời điểm cuối tháng 9 năm và nếu áp theo chuẩn Basel II thì cũng đạt hơn 13%.

Một ngân hàng nữa cũng có CAR khá cao đó là ACB, hiện ở mức trên 14%. Mới đây ngân hàng lại thông qua kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu để nâng vốn cấp 2, vì thế khi áp dụng hoàn toàn theo chuẩn Basel II, đây là ngân hàng cũng không phải bận tâm về hệ số CAR.

Cùng với ACB, ngân hàng Quân đội (MB) cũng không đáng lo về hệ số CAR khi năm ngoái đã nâng vốn điều lệ thành công. Hết năm 2015, CAR của ngân hàng ở mức 12,85%.

Hệ số an toàn vốn của VPBank ở mức 12,2% vào cuối năm 2015 và tỷ lệ này duy trì khá ổn định từ 11,3 – 12,5% trong vòng 5 năm gần đây. Còn trường hợp của Sacombank, trước khi sáp nhập SouthernBank có hệ số CAR khoảng 10%, theo phép tính cộng ngang vốn sau khi sáp nhập thì hiện tỷ lệ CAR cũng được nâng lên đáng kể nhưng ngân hàng chưa có cập nhật mới về con số này.

CAR nói lên điều gì?

Về lý thuyết, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo Tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng Tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Nhưng trong thực tế, theo đánh giá của giới chuyên gia, tỷ lệ an toàn vốn ở Việt Nam vẫn chưa phản ánh trung thực tình hình của các ngân hàng do tình trạng giấu giếm nợ xấu và chưa tuân thủ chặt chẽ về trích lập dự phòng. Thậm chí có trường hợp kinh doanh kém hơn những năm trước nhưng CAR lại tăng “nhờ” tài sản giảm. Vì thế, nếu nhìn vào con số CAR lúc này mà "phán" ngân hàng nào có CAR thấp là rủi ro và CAR cao là an toàn tuyệt đối là chưa chính xác.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín lưu ý rằng, chừng nào các ngân hàng còn giấu giếm con số nợ xấu và không tuân thủ các quy định về trích lập dự phòng, chừng đó tỷ lệ CAR còn bị thổi phồng và không phản ánh chính xác mức độ an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam.

Theo Trí thức trẻ 

>> Những tình tiết mới vụ Giám đốc lừa đảo vay 289 tỷ tại Agribank Cần Thơ

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...