Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Đạt nhờ bố đẻ trực tiếp đứng tên mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng trong nước nhận và rút tiền “hoa hồng”.
Ngọc Quang
Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ trực tiếp đứng tên mở 22 tài khoản ngoại tệ để nhận và rút tiền “hoa hồng”.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa truy tố đối với các bị cáo Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines), Giang Kim Đạt (SN 1977, ở quận 2, TP HCM, nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh) và Trần Văn Khương (kế toán trưởng) về hành vi Tham ô tài sản; bị cáo Giang Văn Hiển (SN 1950, ở TP HCM, bố đẻ Đạt) hành vi Rửa tiền.
Theo cáo trạng, từ năm 2006-2008, Trần Văn Liêm thống nhất với Đạt tìm kiếm, giao dịch, thỏa thuận với công ty bán tàu, công ty môi giới để trích lại số tiền từ 1 - 5,75% trên tổng giá trị hợp đồng mua 3 tàu: Vinashin Summer, Vinashin Island và Vinashin Phoenix và gửi giá cước trong các hợp đồng cho thuê 9 tàu. Đạt đàm phán tiền “hoa hồng” với từng hợp đồng.
Sau khi Tổng giám đốc ký hợp đồng, Trần Văn Khương làm thủ tục thanh toán, chuyển tiền cho các công ty bán tàu, quyết toán vốn đầu tư dự án mua tàu hoàn thành với Vinashin; theo dõi, quản lý và hạch toán số tiền cước thuê tàu. Ngoài ra, Đạt tự ý nâng tỷ lệ phần trăm tiền gửi giá chiếm hưởng cá nhân.
Số tiền này Đạt thông đồng với Khương để ngoài sổ sách. Tổng số tiền các bị cáo tham ô của Vinashinlines là 260,5 tỷ đồng, trong đó Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng; Khương 1,7 tỷ đồng và Đạt 255 tỷ đồng. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Đạt nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển (SN 1950, ở TP HCM) trực tiếp đứng tên mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng trong nước nhận và rút tiền “hoa hồng”.
Giang Kim Đạt đã tẩu tán tài sản tham ô ra nước ngoài
Mỗi lần thông báo có tiền, Đạt chủ động cân đối và cung cấp số tài khoản của ông Hiển cho các công ty nước ngoài chuyển về.
Tổng cộng các công ty nước ngoài có 92 lần chuyển tiền vào tài khoản của ông Hiển với số tiền 259,5 tỷ đồng. Số tiền này được Đạt sử dụng mua bất động sản gồm đất, nhà chung cư, biệt thự tại Việt Nam và nước ngoài, một phần chi tiêu cá nhân. Một số bất động sản, Đạt để người thân như cha, mẹ, vợ, em gái… đứng tên.
Tổng số tiền các bị cáo tham ô của Vinashinlines là 260,5 tỷ đồng, trong đó Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng; Khương 1,7 tỷ đồng và Đạt 255 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã xác minh, làm rõ nguồn gốc tài sản, phong tỏa và kê biên 40 bất động sản ở trong nước gồm biệt thự, nhà ở, đất ở; phong tỏa 348 triệu đồng trong tài khoản đứng tên em gái Đạt.
Đồng thời thu hồi số tiền bị cáo Giang Văn Hiển góp mua chung cư biệt thự tại Bắc Linh Đàm là hơn 6,3 tỷ đồng và kê biên 2 ô tô hãng Mercedes, Toyota Sienna. Cơ quan điều tra xác định bị cáo Giang Kim Đạt đã đầu tư mua bất động sản tại Singapore khoảng 3,6 triệu đô la; đặt cọc 346.000 bảng Anh thuê, mua 2 căn hộ chung cư tại Anh.
Đối với khối tài sản này, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có văn bản ủy thác tư pháp hình sự cho cơ quan Tổng chưởng lý Singapore, Bộ ngoại giao Anh và Bắc Ai-len đề nghị phong tỏa, thu hồi.
Trong văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, Bộ Công an kiến nghị bổ sung quy định về biên độ chênh lệch tối đa giữa giá mua và giá bán vàng miếng nhằm đảm bảo minh bạch, ngăn chặn thao túng giá…
Ngân hàng Nhà nước đã tổng hợp được một số nội dung liên quan đến việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của 15 cổ đông có tỷ lệ sở hữu trên 0,1% vốn điều lệ của PGBank và chuyển thông tin sang cơ quan chức năng...
Không còn là câu chuyện của riêng lãi suất, thị trường cho vay mua nhà tháng 7/2025 đang là cuộc cạnh tranh toàn diện về thời hạn vay, chính sách ân hạn, quy mô gói tín dụng và cả cách tiếp cận khách hàng trẻ...
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) tiếp tục giữ nguyên toàn bộ biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 7/2025, với mức cao nhất lên đến 5,6%/năm...
Lãi suất MSB tháng 7/2025 tiếp tục duy trì ổn định, mang đến lựa chọn hấp dẫn cho cả khách hàng gửi tại quầy và trực tuyến, đặc biệt là ưu đãi cho kỳ hạn dài...
Biểu lãi suất tháng 7/2025 của VIB không ghi nhận thay đổi nào so với tháng trước. Cả hai kênh gửi tiền (tại quầy và online) đều được giữ nguyên mức lãi suất, duy trì theo khung phân tầng cũ...
Dữ liệu cập nhật đầu tháng 7/2025 cho thấy, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) tiếp tục giữ nguyên biểu lãi suất huy động ở cả kênh quầy và tiết kiệm điện tử...
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cập nhật biểu lãi suất tiền gửi áp dụng trong tháng 7/2025, phân theo từng kỳ hạn, hạn mức tiền gửi và hình thức lĩnh lãi. Mức lãi suất được duy trì ổn định so với trước đó...
Trong tháng 7/2025, ngân hàng ACB không điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm. Tuy nhiên, mức lãi suất cao nhất lên tới 5,1%/năm vẫn mở ra cơ hội sinh lời đáng cân nhắc cho người gửi tiền có khoản lớn, đặc biệt là khi gửi tiết kiệm trực tuyến...
Techcombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 7/2025, không có biến động so với tháng trước. Tuy nhiên, nhiều ưu đãi hấp dẫn vẫn được duy trì, với mức lãi suất cao nhất lên tới 4,75%/năm...
Trong tháng 7/2025, BIDV tiếp tục giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Mức lãi suất cao nhất hiện nay vẫn là 4,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng...
VietinBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 7/2025 cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Mức lãi suất cao nhất hiện vẫn là 4,8%/năm, áp dụng với kỳ hạn từ 24 tháng trở lên...
Tỷ giá USD hôm nay tiếp tục "nóng" lên từng ngày, khi Ngân hàng Nhà nước liên tiếp điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm, đẩy giá USD tại các ngân hàng thương mại lên sát trần quy định...