Tư vấn viên bảo hiểm phải có bằng đại học

Theo dự thảo Nghị định bổ sung một số điều vào Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, cá nhân trực tiếp hoạt động tư vấn bảo hiểm phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc chuyên ngành kh
Tư vấn viên bảo hiểm phải có bằng đại học

Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung 3 Nghị định số 73/2016, số 98/2013 và số 48/2018 của Chính phủ về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.

Theo đó, Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua ngày và có hiệu lực từ ngày 01/11/2019, quy định việc cung cấp, sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và quản lý, giám sát đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, cá nhân trực tiếp đánh giá rủi ro bảo hiểm phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm.

Cá nhân trực tiếp tính toán bảo hiểm phải có trình độ từ đại học trở lên và điều kiện về chứng chỉ, tiêu chuẩn thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ chức tương đương chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe và cao hơn tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều để cụ thể hóa các hành vi và chế tài áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm. Theo đó, ngoài phạt tiền lên tới 70 triệu đồng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ tư vấn bảo hiểm có thời hạn và đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn, được quy định áp dụng đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Về ngành bảo hiểm, theo ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, thị trường bảo hiểm từ đầu năm 2019 đến nay tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng.

Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 423.423 tỷ đồng, tăng 19,01% so với cùng kỳ năm trước. Ngành bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 342.869 tỷ đồng, tăng 26,17%; tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 263.996 tỷ đồng, tăng 16,08% so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 71.147 tỷ đồng, tăng 24,35%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 91.456 tỷ đồng, tăng 28,8%; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 18.653 tỷ đồng, tăng 19,61%); phí thu xếp qua môi giới ước đạt 4.215 tỷ đồng; hoa hồng môi giới ước đạt 383 tỷ đồng, tăng 4,2%.

Ngành bảo hiểmcũng đã chi trả 10.318 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Số hợp đồng bảo hiểm khai thác mới đạt 1.222.000 hợp đồng, tăng 27%. Về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, sản phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (49,44%), sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (31,58%).

Trong năm 2019, ngành bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng 20%. Trước đó lãnh đạo một số công ty bảo hiểm cũng đưa ra dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng năm nay chỉ ở mức kế hoạch đã đặt ra tức là 20%, chậm hơn so với các năm trước. Tuy nhiên qua gần 8 tháng hoạt động, ngành đang có những bước tăng trưởng nhanh hơn so với dự đoán.

Hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 môi giới bảo hiểm.

>> Ai đang dẫn đầu ngành bảo hiểm? 

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...