Tuần này, Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn những vấn đề gì?

Theo chương trình nghị sự, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra từ ngày 6-8/11, với 4 nhóm vấn đề lớn.
Tuần này, Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn những vấn đề gì?

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, từ ngày 4-8/11, Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ 3. Nội dung trọng tâm là 3 ngày chất vấn và trả lời chất vấn dành cho các thành viên Chính phủ; được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước theo dõi.

Theo chương trình nghị sự, phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra từ ngày 6-8/11, với 4 nhóm vấn đề lớn về: Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, tương ứng với trách nhiệm trả lời của 4 tư lệnh ngành: Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo đó, người đầu tiên “đăng đàn” là Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời nhóm vấn đề về chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp; công tác mở cửa, phát triển thị trường nông sản, thủy sản; công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng; Hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; công tác quản lý, hỗ trợ, xử lý tồn tại, vướng mắc trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh sẽ trả lời nhóm vấn đề thứ 2 về công tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo; hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng; Phát triển, ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp. 

Nhóm vấn đề thứ 3 sẽ do Bộ trưởng Bộ Nội Lê Vĩnh Tân trả lời về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức; công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng là tư lệnh ngành trả lời cuối cùng về công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo; công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.

Ngoài trách nhiệm trả lời chất vấn chính của 4 Bộ trưởng, theo thông lệ của Kỳ họp cuối năm, vào cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời những nội dung mà các đại biểu chất vấn.

Cùng với đó, các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực liên quan; Bộ trưởng các bộ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Tổng Thanh tra Chính phủ... sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan.  Hình thức chất vấn sẽ giống kỳ họp trước là “hỏi nhanh – đáp gọn”.

Xem thêm

Hôm nay, Quốc hội bàn về dự án Luật chứng khoán sửa đổi

Hôm nay, Quốc hội bàn về dự án Luật chứng khoán sửa đổi

Theo nội dung dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, hôm nay (22/10) Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật chứng khoán (sửa đổi).

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…