Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/2: Bất ổn leo thang, USD tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/2 diễn biến theo xu hướng đồng USD hôm nay trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh khi bất ổn leo thang, lạm phát có thể tiếp tục tăng vọt. Fed nhiều khả năng phải đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/2: Bất ổn leo thang, USD tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

Đầu phiên giao dịch hôm nay trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 96,29 điểm, tăng 0,22% so với hôm qua.

Đồng USD đạt mức cao nhất trong hai tuần vào phiên giao dịch vừa qua do tâm lý lo ngại ngày càng tăng về tình hình căng thẳng Ukraine, đồng thời sau khi Chủ tịch James Bullard của Cục Dự trữ Liên bang chi nhánh St. Louis nhắc lại lời kêu gọi tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Khủng hoảng biên giới Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiều mặt hàng, trong đó có khí đốt và dầu tăng vọt trong 1-2 ngày qua, qua đó đe dọa triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và đẩy lạm phát toàn cầu tăng nhanh.

Trước đó, lạm phát tại Mỹ lên mức cao nhất 40 năm (7,5%) đã khiến Fed phát tín hiệu mạnh mẽ về việc đẩy nhanh tăng lãi suất. Căng thẳng tại Ukraine có thể khiến Fed phải hành động nhanh và mạnh hơn.

Đồng USD được hỗ trợ từ thông tin này trên 2 phương diện, vừa là loại tài sản an toàn vừa được hỗ trợ từ khả năng tăng lãi suất.

Chỉ số US Dollar Index nhanh chóng tăng vọt thêm trong phiên giao dịch buổi chiều sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi người dân treo cờ đất nước từ các tòa nhà và đồng thanh hát quốc ca vào ngày 16/2.

Karl Schamotta, giám đốc chiến lược thị trường tại Cambridge Global Payments ở Toronto (Cananda), cho biết: “Động lực lớn nhất đối với đồng bạc xanh đó là bối cảnh căng thẳng ở Ukraine”.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 14/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng nhẹ ở mức: 23.096 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 22.580 đồng - 22.860 đồng; VietinBank: 22.505 đồng - 22.945 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra ở mức: 25.456 đồng – 27.030 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 25.433 đồng - 26.590 đồng; VietinBank: 24.838 đồng - 26.128 đồng

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...