Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ là 49%?

NHNN đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp) là 49%.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ là 49%?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo lấy ý kiến thay thế Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm nhiều nội dung mới trung gian thanh toán, tiền điện tử, tiền di động (mobile money).

Một nội dung mới tại dự thảo đáng được chú ý là việc NHNN đề xuất tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp) là 49%.

Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép được cấp phép trước ngày Nghị định sửa đổi có hiệu lực, có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 49% sẽ được duy trì cho đến khi có sự thay đổi nhà đầu tư nước ngoài hoặc hết thời hạn giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

NHNN cho biết, quy định này nhằm tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn bảo đảm được vai trò chủ động của các doanh nghiệp trong nước, tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Bên cạnh đó, đây là loại hình hoạt động mới, dự báo thị trường đầy tiềm năng, vì vậy việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước là thực sự cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài ra, đề xuất trên dựa vào kinh nghiệm của Indonesia liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 20% vốn sở hữu trong lĩnh vực thanh toán đối với các tổ chức chủ trì vận hành hệ thống, vận hành bù trừ, chuyển mạch, quyết toán cuối cùng.

Dự thảo thay thế Nghị định 101 được công bố trong bối cảnh ngành thanh toán điện tử của Việt Nam đang phát triển bùng nổ.

Tính đến thời điểm 26/8, NHNN đã cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổng cộng 31 tổ chức không phải là ngân hàng. Trong đó, riêng năm 2019, NHNN đã cấp 5 giấy phép mới và cấp lại 1 giấy phép.

Đến hết tháng 8/2019, thị trường có 28 ví điện tử hoạt động tuy nhiên hơn 90% giá trị giao dịch thuộc về 5 đơn vị lớn nhất (Payoo, MoMo, Senpay, Airpay và Zalopay) và tất cả đều có sở hữu nước ngoài từ 30% đến 90%.

Thực tế, thị trường trung gian thanh toán Việt Nam, vốn luôn được coi là mảnh đất màu mỡ cho các định chế tài chính lớn nhờ dân số đông, tỷ lệ phổ cập smartphone cao và sự cởi mở của Chính phủ trước những làn sóng công nghệ mới. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến cho vấn đề hành lang pháp lý để bảo vệ thị trường, đảm bảo cho nó phát triển lành mạnh và bền vững trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Làm sao để tạo cho thị trường động lực cạnh tranh trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia, an ninh tiền tệ và quyền tự chủ kinh tế là bài toán đang đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ, ngành liên quan, để thị trường tài chính, trung gian thanh toán Việt Nam không bị các đại gia nước ngoài “gửi chân sói”, rồi dần tiến tới thâu tóm, thống trị và lũng đoạn?

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...