Ngày 28/12, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Thông báo số 1123/TB-UBND về việc tạm thời điều chỉnh phân công công tác của Phó Chủ tịch UBND Thành phố.
UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 4900/QĐ-UBND tạm cấp kinh phí cho các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo lại các khu chung cư cũ năm 2022.
Hà Nội sẽ thực hiện dự án cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 (huyện Phúc Thọ) với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 – 2027.
Hầu hết các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội chậm triển khai do sự yếu kém, thiếu kinh nghiệm của chủ đầu tư, vướng mắc thủ tục pháp lý và một số chủ đầu tư không có khả năng thực hiện, triển khai dự án.
Trong công văn mới đây, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho các quận, huyện, đơn vị liên quan triển khai giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023.
Theo quyết định công bố hôm nay (24/10), các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng vừa được UBND TP Hà Nội ủy quyền lập đề án lên quận, phường trực thuộc.
Trước những vướng mắc, bất cập qua các phiên đấu giá đất gần đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản mới và văn bản sửa đổi, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục nhằm siết chặt quản lý trong đấu giá đất đai.
Theo quy định mới về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất của thành phố Hà Nội có quy định rõ từng phần việc cụ thể thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm thẩm định chủ trương đầu tư với từng đơn vị.
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo vượt sông Hồng tại địa bàn quận Hoàn Kiếm và Long Biên.
TP. Hà Nội chấm dứt, dừng thực hiện đối với 6 dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm Luật Đầu tư, Luật Đất đai. Trong đó có 4 dự án tại huyện Mê Linh, 2 dự án thuộc quận Nam Từ Liêm và huyện Thường Tín.
UBND TP. Hà Nội mới có văn bản ủy quyền phê duyệt đầu tư các dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các đoạn tuyến của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Trong văn bản vừa ban hành về tăng cường công tác quản lý đất đai, Hà Nội yêu cầu thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết lập hồ sơ dự án đấu giá đất; công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch; công tác thu hồi đất, GPMB để chuẩn bị quỹ đất thực hiện đấu giá đất theo quy định.
Theo quyết định mới được sửa đổi của UBND TP. Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh được phân công trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô…
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, một số nội dung công việc triển khai lập Quy hoạch Thủ đô còn chậm so với tiến độ; cho thấy sự tham gia và phối hợp của một số cơ quan, đơn vị liên quan với cơ quan được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu.
TP Hà Nội đề xuất di dời 10 cơ sở do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng.