Đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án đường Vành đai 4 Hà Nội

Trong công văn mới đây, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho các quận, huyện, đơn vị liên quan triển khai giải phóng mặt bằng cho Dự án đường Vành đai 4, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3684/UBND-TNMT, gửi các sở, ban, ngành, quận, huyện liên quan về việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Hà Nội.

Cụ thể, UBND thành phố yêu cầu các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố tăng tính chủ động trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao, song song với quá trình Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án thành phần 1.1, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng trên địa bàn của từng quận, huyện trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận huyện trước ngày 31/12/2023.

Bên cạnh đó, UBND thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp lập, trình thẩm định, phê duyệt dự án thành phần 1.1 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trong tháng 01/2023.

Về các nhiệm vụ cụ thể trong công tác bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, UBND thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cắm và bàn giao mốc giải phóng mặt bằng tại thực địa cho UBND các quận, huyện Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín.

Đồng thời, tổ chức thực hiện di dời, hoàn trả phần hạ tầng kỹ thuật công trình ngầm, nổi nằm trên địa bàn của 2 quận, huyện trở lên để giải phóng mặt bằng triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

đường Vành đai 4 Hà Nội
Hà Nội "thúc" tiến độ giải phóng mặt bằng tiến độ GPMB dự án đường Vành đai 4 Hà Nội.

Trong khi đó, UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín tổ chức tiếp nhận hệ thống cọc mốc do Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thành phố bàn giao, lựa chọn nhà thầu tư vấn và tổ chức đo vẽ bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng bằng nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đối với đoạn tuyến trên địa bàn của từng quận, huyện. 

Cùng với đó, triển khai các công tác trong quy trình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định để giải phóng mặt bằng đối với đoạn tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn của từng quận, huyện.

Về nhiệm vụ đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, UBND TP Hà Nội giao UBND các quận, huyện trên thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng theo nhiệm vụ đã được UBND thành phố giao, trong đó lưu ý khẩn trương đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư, báo cáo UBND thành phố chấp thuận trước ngày 10/11/2022.

Đối với công tác cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang để phục vụ công tác di chuyển mộ, UBND thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành thành phố có liên quan khẩn trương tham mưu báo cáo UBND thành phố theo đúng tinh thần chỉ đạo  của Văn phòng UBND thành phố; báo cáo UBND thành phố trước ngày 10/11/2022.

Các Sở, ngành của thành phố, quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Hà Nội căn cứ theo chức năng nhiệm vụ phối hợp, hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để UBND các quận, huyện: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố triển khai hoàn thành các nhiệm vụ được giao đảm bảo mục tiêu, tiến độ.

Xem thêm

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án xây dựng đường Vành đai 4

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án xây dựng đường Vành đai 4

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội theo đúng Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và quy định pháp luật có liên quan, bảo đảm tổng thể, đồng bộ, tiến độ, chất lượng.
Bình Dương khởi động xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM

Bình Dương khởi động xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM

UBND tỉnh Bình Dương vừa cho biết, đang giao Tổng Công ty Becamex IDC lập đề án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM. Theo đó, đường Vành đai 4 TP. HCM có tổng chiều dài toàn tuyến 199km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng.
Bàn giao 70% diện tích làm đường Vành đai 4 Thủ đô trước 30/6/2023

Bàn giao 70% diện tích làm đường Vành đai 4 Thủ đô trước 30/6/2023

Lãnh đạo 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên thống nhất sẽ thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư để bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp được hoàn thành trước ngày 30/6/2023, và đến 31/12/2023 sẽ cơ bản bàn giao mặt bằng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...