Hà Nội sẽ chi hơn 3.400 tỷ đồng xây cầu Vân Phúc vượt sông Hồng

Hà Nội sẽ thực hiện dự án cầu Vân Phúc và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 (huyện Phúc Thọ) với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 – 2027.

Tại kỳ họp thứ 10, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua nghị quyết về phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 31 dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Đáng chú ý, trong đó có dự án cầu Vân Phúc bắc qua sông Hồng và tuyến đường kết nối ra quốc lộ 32 dài 7,7km. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Điểm đầu dự án tại vị trí giao cắt quốc lộ 32, thuộc xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; điểm cuối ở ranh giới của Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.

Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5m, quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Phần đường nối từ quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

cầu Vân Phúc
Dự án cầu Vân Phúc bắc qua sông Hồng có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.

Theo UBND TP Hà Nội, việc xây cầu Vân Phúc nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh thành lân cận trong vùng thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Vân Phúc là một trong 10 cầu vượt sông Hồng được xây dựng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050. 9 cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên.

Hiện nay Hà Nội có 8 cầu qua sông Hồng: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.