UNIQLO tuyển dụng, sẽ mở cửa hàng tại Việt Nam vào mùa thu 2019

FAST RETAILING CO., LTD.- Công ty sở hữu thương hiệu UNIQLO, cũng là nhà sản xuất 1,3 tỷ mặt hàng quần áo mỗi năm đã đưa ra kế hoạch tuyển dụng quản lý cũng như nhân viên bán hàng cho kế hoạch mở cửa
UNIQLO tuyển dụng, sẽ mở cửa hàng tại Việt Nam vào mùa thu 2019

Công ty chuyên đăng tin tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp Nhật Bản là Pasona HR Consulting Reruitment (Việt Nam) vừa cập nhật thông tin tuyển dụng của UNIQLO tại Việt Nam.

Theo đó, với vị trí quản lý, UNIQLO đưa ra yêu cầu yêu cầu tốt nghiệp đại học, tiếng Anh TOEIC trên 750 hoặc Ielts trên 6.0. Địa điểm làm việc trên toàn quốc. Sẽ có buổi trao đổi cụ thể về công việc tại Hội thảo giới thiệu về UNIQLO diễn ra vào ngày 20/04 và 21/04 tại TP.HCM và Hà Nội. Hạn chót ứng tuyển vào vị trí này sẽ vào ngày 25/04/2019.

Trong khi đó, với tuyển dụng nhân viên tại cửa hàng, UNIQLO đưa ra địa điểm làm việc tại TP.HCM. Như vậy, có thể phỏng đoán, UNIQLO đang tìm kiếm và xây dựng bộ máy nhân sự cốt lõi trước khi mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Với nhân viên tại cửa hàng, UNIQLO yêu cầu tốt nghiệp đại học, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là một lợi thế và địa điểm làm việc tại TP.HCM. Các mô tả khác về công việc sẽ được chia sẻ tại buổi hội thảo giới thiệu về công ty tại TP.HCM ngày 08/06/2019.

Các ứng viên sẽ phải vượt qua 3 cuộc phỏng vấn trước khi trở thành nhân viên chính thức.

Theo báo cáo thường niên FAST RETAILING CO., LTD. vừa công bố, Công ty này sở hữu 3 thương hiệu thời trang gồm UNIQLO, GU và Theory.

Thương hiệu thời trang giá rẻ GU mang về doanh số khoảng 210 tỷ Yên, chủ yếu ở Nhật Bản. Dự kiến thương hiệu này sẽ sớm có mặt tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

UNIQLO tự nhận họ luôn bắt đầu từ con số 0, đặc biệt khi thương hiệu này vừa khởi động dự án Ariake để chuyển đổi từ nhà bán lẻ thông thường trở thành công ty bán lẻ tiêu dùng kỹ thuật số. Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch kiêm CEO UNIQLO khẳng định, Trung Quốc và Đông Nam Á trở thành các trụ cột quan trọng cho sự phát triển của UNIQLO trong tương lai.

Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất năm 2018 của UNIQLO đạt 2,13 nghìn tỷ Yên và 154,8 tỷ Yên, tăng lần lượt 14,4% và 29,8% so với kết quả 2017.

2018 cũng là năm đầu tiên doanh thu từ các thị trường ngoài biên giới Nhật Bản với thương hiệu UNIQLO cao hơn thị trường nội địa (896,3 tỷ Yên và 864.7 tỷ Yên).

Từ 7 cửa hàng vào năm 1984, đến cuối 2018, Công ty UNIQLO vận hành hơn 3.445 cửa hàng trên thế giới. Theo kế hoạch, mỗi năm, UNIQLO sẽ mở 100 cửa hàng tại Trung Quốc và 50 cửa hàng tại Đông Nam Á, châu Đại dương.

UNIQLO không sở hữu bất kỳ nhà máy mà thuê ngoài với các nhà máy đối tác ở Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam, cùng 6 văn phòng sản xuất trong đó có TP.HCM.

“Chúng tôi đang nhắm đến mục tiêu tăng trưởng 30% hàng năm cho UNIQLO Đông Nam Á & Châu Đại Dương cùng thị trường Trung Quốc với vai trò là động lực chính tăng trưởng chính trong các thị trường quốc tế. Chúng tôi dự đoán doanh thu sẽ tăng gấp đôi lên 300 tỷ Yên vào năm 2020, không chỉ giúp kế hoạch mở cửa hàng mới mà còn chuẩn bị bước vào các nền kinh tế phát triển, năng động như Ấn Độ và Việt Nam vào mùa thu 2019”, ông Tadashi Yanai nói.

Theo Hồng Phúc/Báo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…