UOB được mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Ngày 19/7/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chấp thuận về nguyên tắc Ngân hàng United Overseas Bank Limited (UOB) thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
UOB được mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Cụ thể, sau khi xem xét đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng UOB, NHNN chấp thuận về nguyên tắc Ngân hàng UOB thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (UOB Việt Nam).

NHNN cũng chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc của UOB Việt Nam.

Theo yêu cầu của NHNN, để được xem xét, cấp Giấy phép thành lập và hoạt động UOB Việt Nam, Ngân hàng UOB phải tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định và hướng dẫn của NHNN để trình Thống đốc NHNN xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Cùng ngày, NHNN cũng chấp thuận chủ trương cho phép UOB được thành lập một chi nhánh trực thuộc trên cơ sở tiếp quản (tiếp nhận tài sản, công nợ và đóng cửa) chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện nay của Ngân hàng UOB tại TP HCM ngay sau khi được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động UOB Việt Nam.

UOB là ngân hàng Singapore đầu tiên nhận được chấp thuận cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. UOB cũng là ngân hàng Singapore đầu tiên mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam năm 1995.

Như vậy, UOB sẽ là ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 9 tại Việt Nam sau những cái tên như: Woori Bank (Hàn Quốc); Public Bank Berhad (Malaysia); ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam và CIMB Bank Berhad (Malaysia).

>> Hậu mua mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan tính làm gì ở Việt Nam?

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...