USD ngân hàng nổi “sóng” do đâu?

Đỉnh cao nhất của giá USD thị trường chính thức đã xác lập vào thời điểm đầu giờ chiều nay với 22.840 đồng tại Ngân hàng Đông Á.
USD ngân hàng nổi “sóng” do đâu?

Giá USD lại tăng "nóng" trở lại kể từ sau tết Đinh Dậu

Mấy ngày gần đây giá USD ngân hàng liên tục tăng và sáng nay đã vượt qua mốc 22.800 đồng đổi 1 USD. Đỉnh cao nhất của giá USD thị trường chính thức đã xác lập vào thời điểm đầu giờ chiều nay với 22.840 đồng đổi 1 USD tại Ngân hàng Đông Á.

Vì sao giá USD lại biến động mạnh đến vậy, trao đổi nhanh với chúng tôi, TS. LS Bùi Quang Tín cho biết không phải bỗng dưng mà thị trường này lại nổi “sóng”.

Ông Tín nói: Tỷ giá tăng trong mấy ngày gần đây chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của vài ngân hàng trong nước để đáp ứng cho nhu cầu của vài doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá với số lượng vài triệu USD.

Khi nhu cầu USD của vài ngân hàng tăng lên sẽ đẩy giá USD của nhiều ngân hàng khác tăng theo.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có nhu cầu USD trong tương lai để thanh toán cho các lô hàng nhập khẩu cũng tranh thủ mua USD kỳ hạn trước do họ cũng dự báo được tỷ giá USD/VND đang chịu nhiều áp lực từ việc tăng lãi suất của FED trong thời gian tới.

PV: Vậy sự biến động này của tỷ giá có đáng ngại không, thưa ông?

TS. Bùi Quang Tín: USD trong ngân hàng có biến động trong khi tỷ giá trung tâm do NHNN có tăng nhưng không đáng kể trong những ngày gần đây và giá USD/VND trên thị trường tự do cũng đang giảm dần so với những ngày trước tết nguyên đán đang chứng tỏ là thanh khoản USD trên thị trường vẫn đang diễn ra bình thường vàvẫn đang trong tầm kiểm soát rất tốt của NHNN.

Do đó, tỷ giá USD/VND tăng tại các NHTM trong vài ngày gần đây tại các ngân hàng chỉ là do nhu cầu đột biến từ các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán ngay và từ nhu cầu USD kỳ hạn.

Gần đây có một số ý kiến chuyên gia đề xuất đưa trần lãi suất đồng USD quay trở lại sau một thời gian áp dụng 0%. Quan điểm của ông thì thế nào?

Tôi cho rằng hiện nay lãi suất Libor (lãi suất liên ngân hàng Anh) qua đêm trên thị trường quốc tế ngày 13/2 là 0,68722 %, lãi suất Sibor (lãi suất liên ngân hàng Sigapore) 1 tháng là 0,7151% và lãi suất tiền gửi USD tại nhiều nước lên đến 1% tuỳ theo kỳ hạn tiền gửi và loại hình tiền gửi. Do đó, lãi suất USD tại các ngân hàng Việt Nam nên bằng mức này hoặc thấp hơn 1 chút nhằm thu hút thêm nguồn USD từ nước ngoài chạy vào trong nước để ổn định thanh khoản USD khi nhu cầu Usd trong nước tăng đột biến để đáp ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thêm vào đó, FED dự kiến tăng lãi suất USD trong năm nay thêm hơn 3 lần cho nên lãi suất USD trên thị trường thế giới cũng sẽ tiếp tục tăng thêm, càng tạo áp lực cho lãi suất USD trong nước nếu không tăng kịp lãi suất tiền gửi USD.

Với diễn biến này của tỷ giá, vậy doanh nghiệp và người dân cần cẩn trọng điều gì?

Mặc dù tỷ USD/VND đang chịu áp lực tăng rất lớn trong năm 2017 vì nhiều lý do từ: FED tăng Lãi suất, chỉ số USD Index tăng, các nước trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung tâm của VN nhiều khả năng phá giá để hỗ trợ xuất khẩu…, người dân và doanh nghiệp nên chọn nên mua USD khi có nhu cầu thực tế và chọn thời điểm phù hợp để mua USD kỳ hạn.

Tôi cho rằng người mua cần tránh mua dồn ở 1 thời điểm vì khi đó tỷ giá USD/VND sẽ đẩy lên cao và khi 1 ngân hàng phát sinh nhu cầu USD từ phía khách hàng thì tỷ giá tại các ngân hàng cũng sẽ tăng theo.

Nên mua USD kỳ hạn để hạn chế rủi ro tỷ giá USD/VND trong thời gian tới, nhưng không nên mua khi tỷ giá đang tăng cao như những ngày vừa qua.

Ông dự báo thế nào về đường đi tỷ giá ngắn hạn và trong cả năm 2017?

Theo hãng tin Reuters, hiện thị trường đang chờ đợi phiên điều trần mỗi năm 2 lần của Chủ tịch FED trước Quốc hội Mỹ về chính sách tiền tệ. Những phát biểu của bà Yellen trong phiên điều trần sẽ là cơ sở để giới đầu tư xác định đường đi lãi suất của đồng USD trong thời gian tới. Ngoài ra, việc ông Trump hôm thứ Năm vừa qua (9/2-2017) tuyên bố sẽ sớm đưa ra một kế hoạch cải cách thuế cũng khiến giới đầu tư thêm hứng khởi và nhiều kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế và từ đó lãi suất tăng sẽ sớm được thực hiện.

Từ đó, tỷ giá USD/VND sẽ sớm chịu áp lực tăng giá trong thời gian tới. Nhưng dưới sự theo dõi chặt chẽ về thanh khoản USD trên thị trường và dự trữ ngoại hối ngày càng gi a tăng, NHNN vẫn sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá USD/VND rất tốt trong thời gian tới và dự kiến tỷ giá sẽ tăng khoảng từ 2-3% trong năm nay.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Theo Tùng Lâm/ Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...