VAMC muốn được cấp đủ 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ trong 2018

Năm 2018, VAMC được phép phát hành trái phiếu đặc biệt với tổng giá trị tối đa là 32.000 tỷ đồng; tổng số tiền mua nợ xấu theo giá trị thị trường năm 2018 là 3.500 tỷ đồng.
VAMC muốn được cấp đủ 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ trong 2018

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2018 vừa được VAMC công bố, đối với xử lý nợ, tối thiểu năm 2022 xử lý 140.000 tỷ đồng số nợ xấu đã mua, trong đó, riêng năm 2018 xử lý 34.504 tỷ đồng.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, VAMC đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan đến Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu sớm có văn bản hướng dẫn về nhiều nội dung.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đang dở dang. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng các thủ tục rút gọn trong giả quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án.

VAMC sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy chế nội bộ của VAMC phù hợp với quy định mới của Nghị quyết Quốc hội về xử lý nợ xấu, Luật đấu giá tài sản; nghiên cứu triển khai các nghiệp vụ mới như bảo lãnh, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, đầu tư, khai thác, sửa chữa cho thuê tài sản bảo đảm, tư vấn môi giới…

Đặc biệt, nhằm bổ sung nguồn vốn kịp thời cho VAMC để đẩy mạnh hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường, VAMC đề nghị trong năm 2018 được cấp đủ 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ (thêm 3.000 tỷ đồng) theo Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017.

Cũng theo báo cáo, trước đó, năm 2017, VAMC đã thực hiện mua 565 khoản nợ từ 414 khách hàng thuộc 14 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc đạt 32.377 tỷ đồng, giá mua đạt 31.831 tỷ đồng.

Lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2017, VAMC đã mua được 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 tổ chức tín dụng, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.

Trong năm 2017, sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp đủ 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ, VAMC đã tiến hành mua nợ theo giá thị trường với 6 khách hàng. Tổng giá mua nợ là 3.141 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch mua nợ thị trường đã được phê duyệt.

Kết quả tổng số tiền thu hồi nợ trong năm 2017 của VAMC là 30.641 tỷ đồng; lũy kế từ năm 2013 đã thu hồi được 81.656 tỷ đồng. Công ty này cũng đã bán 865 khoản nợ trong năm qua với giá bán nợ là 6.472 tỷ đồng; bán tài sản bảo đảm với giá 4.865 tỷ đồng.

Về cơ cấu lại nợ, năm 2017, VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 29 khách hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 249 tỷ đồng; miễn, giảm lãi/phí cho 386 khách hàng với tổng số tiền miễn giảm lãi là 1.294 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 4 khách hàng với dư nợ gốc 231 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...