Vi phạm hành chính về thuế, Gemadept bị phạt và truy thu hơn 3,5 tỷ đồng

Gemadept thông báo đã nhận được quyết định xử phạt hành chính về thuế của cục thuế thành phố Hồ Chí Minh với số tiền phạt lên đến hơn 3,5 tỷ đồng...
Vi phạm hành chính về thuế, Gemadept bị phạt và truy thu hơn 3,5 tỷ đồng

Theo quyết định của cục thuế TP.HCM, Công ty Cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD) đã có hành vi khai khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tài chính từ 2017 đến năm 2021.

Qua đó, Gemadept bị buộc phải nộp đủ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 1,5 tỷ đồng và tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 674 triệu đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là hơn 1,3 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền nộp chậm mà công ty phải nộp là hơn 3,5 tỷ đồng.

Được biết, vào ngày 10/3/2023 Gemadept đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt hành chính, số tiền phạt là 125 triệu đồng. Nguyên nhân là do không bảo đảm số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập theo quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Về tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, Gemadept ghi nhận doanh thu khoảng 1.814 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.492 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.966 tỷ đồng, tăng lần lượt là 246% và 200%.

GMD lãi hàng nghìn tỷ đồng chủ yếu là nhờ vào khoản thu tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính của GMD tăng lên 1.863 tỷ đồng, gấp 466 lần cùng kỳ. Đây là lợi nhuận từ việc chuyển nhượng phần vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

Năm 2023, Gemadept đặt kế hoạch doanh thu hơn 3.920 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.136 tỷ đồng, tăng lần lượt 3% và 13% so với thực hiện năm 2022. Kết thúc nửa đầu năm, doanh nghiệp này đã đạt được 46% chỉ tiêu doanh thu và 173% lợi nhuận sau thuế.

Mới đây, Gemadept đã có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 20%. Với gần 306 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp này cần chi ra gần 612 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là 22/9, thời gian thanh toán dự kiến ngày 29/9.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Gemadept đang dừng ở mức 14.011 tỷ đồng, tăng lên đến 7,5% so với đầu năm. Tổng số nợ phải trả là 4.234 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 2.212 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 2.021 tỷ đồng.

hành chính
Cổ phiếu GMD thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/9 cổ phiếu GMD của Gemadept đang giao dịch ở mức 66.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường ước đạt khoảng 19.378 tỷ đồng.

Xem thêm

Cục QLTT Thanh Hóa: Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Cục QLTT Thanh Hóa: Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu

Để đảm bảo cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tỉnh. Đội Quản lý thị trường số 8 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa thường xuyên chủ động tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đơn vị quản lý để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Chờ hướng dẫn cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi mở ra cơ hội được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho các trường hợp không có giấy tờ. Để thực hiện có hiệu quả, các địa phương kiến nghị cần sớm có hướng dẫn cụ thể.

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Khai thông quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng cường các biện pháp khuyến khích, nên số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ.

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Huy động hợp lý các nguồn điện, ưu tiên đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn dịp Tết

Sáng 6/2/2024 (tức 26 Tết Nguyên đán), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác Bộ Công Thương đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) về tình hình quản lý, vận hành hệ thống điện và cung ứng điện dịp Tết Giáp Thìn.

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Hướng biển, mở không gian năng lượng mới

Việc phát triển điện gió ngoài khơi không chỉ đóng góp thêm nguồn năng lượng cho đất nước và hiện thực hóa cam kết trung hòa carbon của quốc gia, mà sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho ngành công nghiệp năng lượng...

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Những thách thức lớn nhất của phát triển điện khí LNG tại Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam, phát triển điện khí LNG hiện nay có 3 khó khăn và thách thức lớn nhất. Đó là thiếu cơ chế, chính sách cho chuỗi hoạt động điện khí; thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của PVN/EVN; cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý…