Vì sao ACB miễn trừ trách nhiệm xử lý “sự vụ đặc biệt”?

Những hệ luỵ từ “cơn địa chấn” xảy ra dưới thời điều hành của bầu Kiên vẫn còn ám ảnh tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Đó là món nợ từ nhóm 6 công ty của bầu Kiên, nợ xấu Vinalines, cả nghìn tỷ tiền g
Vì sao ACB miễn trừ trách nhiệm xử lý “sự vụ đặc biệt”?

Hoạt động xử lý các "sự vụ đặc biệt" có điều gì bí ẩn khiến người trong cuộc lấn cấn? 

Hơn 4 năm rưỡi sau sự cố Bầu Kiên, ngân hàng ACB đã và đang có sự hồi phục đáng kinh ngạc trong hoạt động kinh doanh, xây dựng lại hình ảnh thương hiệu, củng cố quản trị rủi ro, tuân thủ các quy định pháp luật. ACB có lẽ đã phải “gồng mình” vượt bão mà những ảnh hưởng, thiệt hại khó có thể đong đếm hết được.

Thế nhưng, một số “sự vụ đặc biệt” xảy ra dưới thời điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và dàn lãnh đạo có sai phạm, giờ vẫn khiến Ban điều hành của ngân hàng ACB loay hoay, khó xử lý.

Những “sự vụ đặc biệt” này là gì mà chưa bao giờ được ACB đề cập, công bố với cổ đông?

Tại báo cáo quản trị công ty năm 2016, ACB mới hé lộ việc Hội đồng quản trị đã ban hành một Nghị quyết về Thẩm quyền giải quyết các “sự vụ đặc biệt” và các nghị quyết như “kim bài miễn tử” cho những người tham gia ký duyệt xử lý nợ xấu.

Đáng chú ý, ngày 1/2/2016, HĐQT ngân hàng ACB ban hành Nghị quyết 416/TCQĐ-HĐQT.16 về việc miễn trừ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng xử lý nợ khi phê duyệt phương án xử lý các “sự vụ đặc biệt”.

Ám ảnh nợ xấu Vinalines

Tuy vậy, không khó để khoanh vùng những “sự vụ đặc biệt” khiến ban lãnh đạo ACB phải nhọc tâm tính toán, xử lý. Theo báo cáo của ACB năm 2016, HĐQT đã liên tục ban hành 15 Nghị quyết về việc xử lý những vấn đề tồn đọng liên quan các khoản tiền gửi, nợ vay từ các đối tượng khách hàng gồm: nhóm 6 công ty của Bầu Kiên, Vinalines, ngân hàng VNCB, GPbank...

Cụ thể, tháng 2/2016, HĐQT ngân hàng đã ban hành Nghị quyết về phương án giải quyết nợ của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nhưng hai tháng sau, ACB lại thay đổi phương thức xử lý nợ của nhóm khách hàng này.

Đến cuối năm 2013, Vinalines còn nợ ACB tới 1.058 tỷ đồng (gồm 464 tỷ đồng nợ vay và 500 tỷ đồng nợ trái phiếu kèm nợ lãi 94 tỷ đồng) khiến ACB mất nhiều chi phí dự phòng rủi ro.

Theo Quyết định 276/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Vinalines và công văn 2701/NHNN-TD của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải xem xét cơ cấu lại nợ cho nhóm khách hàng Vinalines, trong đó, có yêu cầu “không chuyển nhóm nợ và giữ nguyên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khi cơ cấu lại khoản nợ này”.

Song đến năm 2015, các khoản nợ của Vinalines đã buộc phải xếp vào nhóm nợ xấu nhất- có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, ACB mới xử lý cấn trừ nợ trái phiếu với số tiền là 138 tỷ đồng thông qua góp vốn, mua cổ phần của 5 công ty thuộc Vinalines. Số nợ 303 tỷ đồng trái phiếu Vinalines còn lại vẫn tiếp tục đàm phán cách xử lý, có khả năng phải mua lại tài sản trừ nợ…

Với “mớ bòng bong” này, HĐQT đã quyết định miễn trừ trách nhiệm cho các thành viên tham gia xử lý nợ Vinalines.

Khó đòi hơn 7 nghìn tỷ của ông trùm

Sau khi những sai phạm của bầu Kiên bị phanh phui và kết tội, khối nợ “khủng” của nhóm 6 công ty sân sau của ông trùm này mới được thống kê đầy đủ. Từ đây, ACB tiếp tục đối mặt hành trình gian nan để khắc phục, xử lý thu hồi khối nợ này.

Tính đến cuối năm 2013, ACB cho biết, nhóm 6 công ty của bầu Kiên đang nợ ngân hàng tổng nợ hơn 7.726,8 tỷ đồng, bao gồm: 2.237 tỷ đồng nợ vay, 2.429 tỷ đồng nợ trái phiếu của 3 công ty trong nhóm này, 1.696 tỷ đồng khoản phải thu của 4 công ty trong nhóm và 192 tỷ lãi trái phiếu phải thu… Ngân hàng đã phải trích dự phòng rủi ro gần 298 tỷ đồng cho các khoản nợ này.

Suốt thời gian qua, ACB vẫn loay hoay tìm phương án xử lý thu hồi khối nợ từ nhóm 6 công ty này vì tính chất phức tạp và khó thu hồi. Ngày 25/12/2015, ACB đã gửi công văn xin NHNN chấp thuận cho phép phân loại nợ, điều chỉnh kế hoạch thu hồi nợ và trích dự phòng của nhóm 6 công ty này.

NHNN đã đồng ý giãn lộ trình thu nợ bắt đầu từ năm 2015 tới năm 2018. Đồng thời, cho phép ACB phân loại nợ nhóm 6 công ty vào nhóm 2- nợ cần chú ý và trích lập thêm dự phòng hàng năm cho toàn bộ dư nợ không thu hồi được theo lộ trình đã phê duyệt. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 5% với số 4.295 tỷ đồng nợ nhóm 2 (gồm nợ vay và trái phiếu); trích 30% với số tiền khoản phải thu hơn 1.166 tỷ đồng… Đây được xem như cơ chế “đặc biệt” dành cho ACB trong khi các ngân hàng khác phải tuân thủ quy định khắt khe về phân loại, trích dự phòng rủi ro.

Và nhờ cơ chế này, những lãnh đạo đương nhiệm của ACB tạm thời thoát khỏi gánh nặng nợ từ những người tiền nhiệm, còn ngân hàng có số liệu lợi nhuận hàng năm cũng “đẹp đẽ” hơn trên sổ sách.

719 tỷ “mất hút”

Món nợ đặc biệt khó đòi của ACB có lẽ phải kể đến là 718,9 tỷ đồng tiền gửi uỷ thác qua các nhân viên ACB đem gửi cho “siêu lừa” Huyền Như, cựu nhân viên Vietinbank để hưởng chênh lãi suất vượt trần quy định. Song, toàn bộ số tiền này đã bị Như lừa đảo, chiếm đoạt mà đến giờ, ACB vẫn chưa biết đòi ai. Trong khi đó, ACB vẫn đều đặn trích dự phòng cho số tiền gửi đã ra đi “mất hút” này.

Bên cạnh đó, ngân hàng ACB còn khổ sở giải quyết các khoản tiền gửi vào hai ngân hàng 0 đồng là GPBank (772 tỷ đồng) và CBBank (400 tỷ đồng). Đến tháng 4/2016, ACB mới hoán đổi được hơn 500 tỷ đồng lấy các tài sản khác (trái phiếu) của GP Bank.

Với 400 tỷ đồng khoản phải thu từ CBBank, NHNN đã đồng ý hoàn trả cho ACB trong vòng 5 năm theo phương án thanh toán định kỳ với lãi suất 2%/năm.

Tương tự với hướng giải quyết vụ việc Vinalines, HĐQT ngân hàng ACB cũng ban hành Nghị quyết sẽ miễn trừ trách nhiệm với các thành viên tham gia xử lý nợ của nhóm 6 công ty và 3 cá nhân, các khoản tiền gửi tại GPbank, VNCB.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao HĐQT của ACB lại có quyết định miễn trừ trách nhiệm đối với nhóm tham gia xử lý các món nợ này.

Điều rõ ràng là, nếu việc đề xuất hoặc trực tiếp xử lý nợ là đúng các quy định hiện hành của ngân hàng và của nhà nước, thì các cá nhân này vẫn có thể “yên ổn”, mà mặc định không cần quyền miễn trừ trách nhiệm do HĐQT trao cho.

Ngược lại, nếu để xảy ra sai phạm, gian lận, thất thoát trong quá trình thu hồi nợ, tài sản, đặc biệt là có vi phạm quy định của Nhà nước, thì quyết định miễn trừ trách nhiệm do nội bộ ngân hàng “ban cho” này, dường như sẽ vô nghĩa khi đối diện với các quy định về pháp luật dân sự, thậm chí có thể là cả hình sự.

Thế thì, hoạt động xử lý nợ của ACB có điều gì “khó nói”, mà phải cần tới các quyết định miễn trừ trách nhiệm cho người tham gia xử lý nợ?

Thu Hằng- Hải Nam

>> Tài sản cổ phiếu ACB của đại gia đình Trần Mộng Hùng vượt hơn 2.444 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...