Vì sao các sếp ngân hàng dễ dàng “điều vốn”?

Thị trường lại “rùng mình” khi hàng loạt sai phạm trong cho vay, gửi tiền “ăn chênh” lãi suất, điều vốn trục lợi của các lãnh đạo ngân hàng bị đưa ra ánh sáng. Và hệ luỵ là ngân hàng hoạt động yếu kém
Vì sao các sếp ngân hàng dễ dàng “điều vốn”?

Hàng loạt lãnh đạo của VNCB, TrustBank, MHB lần lượt bị dính lao lý vì sai phạm trong quá khứ điều hành tại ngân hàng, doanh nghiệp 

MHB, TrustBank là hai ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu, đã bị sáp nhập, xoá tên khỏi thị trường. Song đến giờ, sai phạm của các cựu lãnh đạo của ngân hàng mới dần được “bóc” ra, công bố, để lại những gây thiệt hại nghiêm trọng.

Điều hành thua lỗ, “giật gấu vá vai”

Mới đây, hai nguyên lãnh đạo của Ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long- MHB gồm Chủ tịch Huỳnh Nam Dũng và Tổng giám đốc Nguyễn Phước Hoà cùng 16 bị can khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đề nghị truy tố. Cơ quan công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại MHB và Công ty CP chứng khoán ngân hàng MHB (MHBS) và các đơn vị liên quan.

Thông tin này không gây bất ngờ vì trước đó, năm 2015, MHB đã nằm trong diện tái cơ cấu mà kết quả kinh doanh ra sao vẫn còn là điều bí ẩn. Tháng 5/2015, MHB chính thức sáp nhập vào ngân hàng BIDV với tiến độ thực hiện được đánh giá là “thần tốc”.

Đến giờ, sau khi điều tra vụ án tại MHB, những sai phạm của các lãnh đạo chủ chốt của MHB đang dần được hé lộ.

Theo cơ quan điều tra, năm 2015, ông Huỳnh Nam Dũng tham gia góp vốn vào MHBS với tỷ lệ 8,12% vốn điều lệ và giữ vị trí chủ tịch MHBS. Song, suốt giai đoạn 2008-2010, MHBS liên tục thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, bị cơ quan quản lý đình chỉ các hoạt động nghiệp vụ chính... Theo báo cáo tài chính, đến hết quý 3/2015, MHBS ghi nhận số lỗ luỹ kế 258 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu bị âm 171 tỷ đồng

Để che đậy lỗ, ông Dũng đã chỉ đã tổ chức họp Hội đồng ALCO thống nhất chuyển vốn từ ngân hàng MHB sang MHBS dưới hình thức hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ. Sau đó, MHBS dùng tiền đem gửi có kỳ hạn tại các chi nhánh của MHB hưởng chênh lệch lãi suất. Đồng thời sử dụng chính nguồn vốn của ngân hàng MHB tạm ứng tiền cho các công ty trung gian mua bán trái phiếu Chính phủ của ngân hàng MHB, sau đó bán lại cho MHBS.

Cơ quan điều tra cho rằng, chủ trương chuyển vốn nêu trên của Ban lãnh đạo MHB là vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và quy định của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho MHB số tiền gốc 272 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành ngân hàng và các công ty con, ông Dũng và các đồng phạm đã có nhiều sai phạm, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước tới 299 tỷ đồng.

Các công ty, cá nhân tham gia mạng lưới “điều vốn” sai quy định đã được hưởng lợi lớn, thậm chí rút tiền tiêu xài cá nhân…

Câu hỏi đặt ra là vì sao các lãnh đạo MHB và MHBS dễ dàng thực hiện các hoạt động sai phạm, bất chấp quy định pháp luật? Các sai phạm diễn ra trong thời gian dài, số tiền vốn lưu chuyển lớn mà không bị phát hiện, cảnh báo, phải chăng hệ thống kiểm soát nội bộ, thanh tra đã bị “tê liệt”?

 Kiểm soát rủi ro “tê liệt”

Một số lãnh đạo ngân hàng sau khi rời ghế đã bị khởi tố, bắt giam do cáo buộc những sai phạm trong quá khứ điều hành.

Ngày 10/1/2017, ông Hoàng Văn Toàn, nguyên chủ tịch ngân hàng Đại Tín (Trustbank, nay là ngân hàng Xây dựng- VNCB, CBBank) đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Quyết định khởi tố bị can này được thực hiện sau quyết định khởi tố vụ án của TAND TP.HCM khi 4 tháng xét xử đại án tại Ngân hàng xây dựng.

Trước đó, đến tháng 6/2012, ông Hoàng Văn Toàn, chủ tịch Trustbank và nhóm cổ đông Phú Mỹ đã ký biên bản chuyển nhượng cổ phần Trustbank cho nhóm cổ đông Thiên Thanh, do Danh làm đại diện để tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Trong thời gian này, công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc (các công ty con của Tập đoàn Thiên Thanh) làm hồ sơ vay của Trustbank 650 tỷ và thế chấp các lô đất tại Đà Nẵng làm tài sản bảo đảm. Nhưng sau đó, ngân hàng không thu hồi được 470 tỷ đồng tiền vay từ hai công ty này.

Tại phiên toà sơ thẩm đại án VNCB, ông Toàn và một số thành viên khác của Hội đồng tín dụng Trustbank thừa nhận đã tham gia phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty trên. Như vậy, đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Toà án đã quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vi phạm của nhóm lãnh đạo của Trustbank trước đây.

Còn nhóm của Phạm Công Danh, sau khi tham gia tái cơ cấu VNCB đã khiến ngân hàng này “chìm sâu” vào thua lỗ, bị rút ruột hàng chục nghìn tỷ đồng và gây ra những tranh chấp pháp lý phức tạp. Những sai phạm của nhóm Phạm Công Danh trong việc làm giả hồ sơ, ký khống, cho vay sai quy định, gửi tiền vượt trần lãi suất… gây thiệt hại cho VNCB hơn 9 nghìn tỷ đồng.

Từ những vụ án sai phạm ở VNCB, TrustBank, MHB… cho thấy, nhóm cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối tại ngân hàng đã dễ dàng thao túng, ban hành các chỉ đạo, quyết định sử dụng vốn, tài sản vi phạm các quy định nghiệp vụ, bất chấp quy định pháp luật. Đơn cử: chế biến hồ sơ vay vốn để cho vay công ty sân sau, gửi tiền ăn chênh lãi suất…

Công tác quản trị rủi ro tại đây đã bị buông lỏng kéo dài, mà hệ thống kiểm soát rủi ro, kiểm soát nội bộ, thanh tra, kiểm toán… lại không có phát hiện, cảnh báo, hay ngăn chặn kịp thời. Thậm chí, một nhóm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB cũng đã bị vô hiệu hoá trước quyền lực của nhóm cổ đông Thiên Thanh.

Các ngân hàng yếu kém đến giờ đã bị xử lý, xoá tên, dàn lãnh đạo sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Song, sự cần thiết là tăng cường công tác quản trị rủi ro, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi sai phạm trước khi để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.

Hải Hà

>> Nhóm lãnh đạo Ngân hàng MHB gây thiệt hại gần 300 tỷ

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...