Vì sao đại gia đình bà Trương Mỹ Lan rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam?

Giới tài chính đang xôn xao thông tin về bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình đã rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ vào tháng 6/2015. Bà Trương Mỹ Lan được biết
Vì sao đại gia đình bà Trương Mỹ Lan rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam?

Hồi giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Thông báo trên Sở tư pháp TP.HCM cho thấy, bà Trương Mỹ Lan và 9 người xin thôi quốc tịch vào ngày 15/5/2014 là thành viên trong một gia đình. Đến đầu năm 2015, theo quy định hồ sơ hợp lệ sẽ được xem xét chấp thuận sau 6 tháng nếu không có phát sinh vấn đề tranh chấp hay pháp lý liên quan. Tuy nhiên, sau thời hạn này, không có bất kỳ thông tin gì về việc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc xin thôi quốc tịch của 10 thành viên trong đại gia đình bà Trương Mỹ Lan.

Đến gần đây, báo chí phản ánh thông tin bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên đã nộp đơn xin rút hồ sơ sau đó.

Bà Trương Mỹ Lan được biết đến là chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam gồm một nhóm các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ vài nghìn tỷ tới cả chục nghìn tỷ đồng.

Hiện tập đoàn này đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, trong đó phải kể đến 5 dự án/tòa nhà trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, chiếm 1/3 diện tích khu đất “vàng” đắt đỏ nhất TP.HCM, khu dân cư Bonville Land, Elegance Residence, khu dân cư L'amour Villas, trung tâm thương mại Thuận Kiều…

Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan được biết đến là một gia tộc giàu có và bí ẩn nhất Việt Nam. Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi 3 ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa tiến hành hợp nhất với nhau. Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng này.

Được biết, theo Khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam; Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; Đang bị tạm giam để chờ thi hành án; Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Cũng theo Điều 3 khoản này quy định: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

>> Đại gia Trương Mỹ Lan và "đế chế" Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì?

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...