Vì sao dừng xếp hạng nhà thầu giao thông?

Năm 2013, lần đầu tiên Bộ GTVT công bố đánh giá kết quả xếp hạng năng lực nhà thầu tư vấn và xây lắp.
Vì sao dừng xếp hạng nhà thầu giao thông?

Năm 2013, lần đầu tiên Bộ GTVT công bố đánh giá kết quả xếp hạng năng lực nhà thầu tư vấn và xây lắp. Đây cũng là thời điểm ngành GTVT đang triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm, như nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên.

Do đó, việc định hướng, lựa chọn các nhà thầu tư vấn và xây lắp có năng lực tốt để triển khai các dự án này có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Trong 5 năm thực hiện (2013-2017), dù còn không ít ý kiến trái chiều, nhưng hiệu quả việc xếp hạng nhà thầu của Bộ GTVT đã mang lại là điều không phải bàn cãi. Ông Phan Quang Hiển, Phó cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT (Bộ GTVT) chia sẻ, việc công bố kết quả thực hiện và xếp hạng các nhà thầu là cơ hội tốt để tất cả các chủ thể tự soi lại chính mình, xem bản thân đang ở đâu trong bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực đầu tư xây dựng giao thông nhằm nâng cao năng lực và thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao.

Từ kết quả đánh giá, xếp hạng, các nhà thầu bị xếp nhóm thấp không còn cách nào khác phải nỗ lực hơn để nâng cao năng lực, giảm thiểu tối đa việc mắc lỗi, cải thiện vị trí của mình. Còn với những doanh nghiệp nhóm cao, đây cũng là cơ hội họ chứng tỏ vị thế thương hiệu, đồng thời phải cố gắng hơn để giữ vững vị trí của mình trong bảng danh sách xếp hạng ở những lần kế tiếp.

"Thực tế, trong 5 năm (2013-2017) Bộ GTVT triển khai đánh giá và công bố kết quả thực hiện, số lượng các nhà thầu không đáp ứng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2014 có tới 43 nhà thầu xây lắp chưa đáp ứng yêu cầu, năm 2015 giảm xuống 26 nhà thầu, đến năm 2017 không còn nhà thầu nào phải nằm ở hạng mục này.

Cũng theo ông Hiển, đến nay, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu đã quy định đầy đủ về điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. “Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư, Bộ GTVT dừng thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện, xếp hạng năng lực của các tổ chức tư vấn và kết quả thực hiện của các nhà thầu xây lắp”, ông Hiển nói.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành cũng khẳng định, công tác đánh giá, xếp hạng nhà thầu của Bộ GTVT trong 5 năm qua mang lại nhiều kết quả tích cực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, ông Khôi không bất ngờ trước việc Bộ GTVT quyết định dừng triển khai công tác này.

“Thực tế, trong 1-2 năm trở lại đây, các dự án giao thông sử dụng vốn ngân sách, ODA được triển khai rất ít, nên hiệu quả từ công tác đánh giá xếp hạng nhà thầu cũng không đem lại nhiều ý nghĩa như trước. Hơn nữa, hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đã có những quy định về đánh giá, xếp hạng nhà thầu trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. Vì vậy, để một cơ quan chủ trì thực hiện sẽ tránh được chồng chéo trong quá trình thực hiện”, ông Khôi chia sẻ.

 Theo Báo Giao Thông

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.