Vì sao Ngân hàng Nhà nước không công khai xếp hạng ngân hàng?

Ngân hàng Nhà nước giải thích rằng, kết quả xếp hạng các ngân hàng thương mại được cơ quan quản lý sử dụng trong công tác cảnh báo sớm, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của từng TCTD cũng như rủi ro toàn hệ th
Vì sao Ngân hàng Nhà nước không công khai xếp hạng ngân hàng?

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo thông tư về "xếp hạng ngân hàng" đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sẽ thực hiện xếp hạng định kỳ hàng năm. Theo đó, việc xếp hạng các tổ chức tín dụng được chia làm 5 nhóm xếp hạng, song Ngân hàng Nhà nước sẽ không công khai kết quả xếp hàng, mà chỉ thông báo cho từng ngân hàng, bởi tính chất nhạy cảm.

Giải thích về việc "giấu nhẹm" thông tin xếp hạng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xây dựng Thông tư bao gồm các quy định rõ ràng về phương pháp xếp hạng, các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thể hiện sự công khai, minh bạch về các tiêu chí, phương pháp xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi đó, nhiều năm qua các tổ chức xếp hạng quốc tế đã đánh giá, công bố kết quả xếp hạng tín nhiều của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả xếp hạng thực tế được sử dụng làm cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư, người gửi tiền, mua trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành. Hầu hết các nước có thị trường tài chính phát triển đều công bố các thông tin xếp hạng tín nhiệm quốc tế do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng như Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings thực hiện. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho hay, kết quả xếp hạng các ngân hàng thương mại được cơ quan quản lý sử dụng trong công tác cảnh báo sớm, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ của từng tổ chức tín dụng cũng như rủi ro lan truyền toàn hệ thống, để từ đó đưa ra các hành động về chính sách kịp thời nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo vệ tài sản và quyền lợi của người gửi tiền. Mục đích dự thảo về xếp hạng của NHNN khác với mục tiêu xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế,

Do vậy, ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính tại nhiều nước trên thế giới đều không công bố rộng rãi kết quả xếp hạng các ngân hàng thương mại như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước và quốc tế thực hiện định kỳ. Nếu có, chỉ cung cấp các thông tin về kết quả xếp hạng uy tín của các tổ chức quốc tế để cho nhà đầu tư và người gửi tiền tham khảo, trong đó nêu rõ không chịu trách nhiệm về kết quả xếp hạng của các tổ chức này.

Theo các quy định pháp luật hiện hành, căn cứ vào kết quả xếp hạng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hành động, biện pháp quản lý phù hợp với tình hình hoạt động và sự lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, như: Sử dụng kết quả xếp hạng để xem xét, đánh giá về mức độ an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng; kịp thời xác định các tổ chức tín dụng có tiềm ẩn và nguy cơ rủi ro, qua đó có các biện pháp ngăn chặn như cảnh báo sớm tới các tổ chức tín dụng, yêu cầu tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện các phương án khắc phục; đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt…

Với mục tiêu nêu trên, theo quy định tại Dự thảo Thông tư quy định về việc xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo CAMELS (hệ thống xếp hạng được nhiều cơ quan quản lý trên thế giới sử dụng).

Cụ thể: Hệ thống các tiêu chí được sử dụng xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm: Vốn (C); chất lượng tài sản (A); quản trị điều hành (M); kết quả hoạt động kinh doanh (E); khả năng thanh khoản (L) và mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S).

Việc xây dựng Thông tư bao gồm các quy định rõ ràng về phương pháp xếp hạng, các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thể hiện sự công khai, minh bạch về các tiêu chí, phương pháp xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước.

Sau khi đánh giá, xếp hạng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo kết quả xếp hạng cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kèm theo các hành động, biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kịp thời khắc phục các tồn tại, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ, lan truyền trong hệ thống, trong đó mục tiêu hướng tới cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.

Về góc độ thị trường, để đảm bảo thông tin về các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được công bố công khai, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công khai báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trên trang thông tin điện tử (website) hoặc nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh của tổ chức tín dụng và đăng trên một số báo có phạm vi phát hành toàn quốc nhằm phục vụ các cá nhân, tổ chức (nhà đầu tư, người gửi tiền…) có nhu cầu tìm hiểu về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

>> S&P giữ nguyên định hạng tín nhiệm của BIDV với triển vọng ổn định

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...