Vì sao OCB tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I?

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, đáng chú ý, OCB đã dành tới 370 tỷ đồng cho dự phòng, tăng 212 tỷ đồng, tương đương 134%.

Quý I/2020, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của OCB đạt 886 tỷ đồng, tăng 457 tỷ đồng, tương đương 107% so với quý 1/2019. Như vậy, lãi của OCB đã tăng gấp đôi.

OCB có kết quả kinh doanh rất khả quan khi tất cả các hoạt động, trừ mua bán chứng khoán kinh doanh và kinh doanh ngoại hối tăng trưởng tốt. Mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ mang về cho OCB 5,1 tỷ đồng tiền lãi, giảm mạnh so với khoản lãi 16,4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, hoạt động ngoại hối khiến OCB lỗ 18,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, thu nhập lãi tăng 464 tỷ đồng, tương đương 21,5% lên 2.620 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng nhẹ từ 125 tỷ đồng lên 151 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất là mua bán chứng khoán đầu tư. Hoạt động này mang về cho OCB khoản lãi lên đến 653 tỷ đồng, tăng 459 tỷ đồng, tương đương 237% so với quý 1/2019. Nhờ đó, tổng thu nhập hoạt động tăng từ 1.321 tỷ đồng lên 2.006 tỷ đồng.

Dù tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh nhưng OCB gây bất ngờ khi OCB thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng". Trong kỳ, chi phí hoạt động tại OCB giảm 98 tỷ đồng, tương đương 15,6% xuống 529 tỷ đồng.

Trong quý I/2020, OCB đã dành tới 370 tỷ đồng cho dự phòng, tăng 212 tỷ đồng, tương đương 134%.

Bất ngờ ở chỗ OCB tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu đang được cải thiện. Tại thời điểm 31/3/2020, nợ xấu của OCB là 1.300 tỷ đồng, chiếm 1,68% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu hồi cuối năm 2019 là 1,84%.

Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tại OCB giảm dù tín dụng tại OCB tăng trưởng đáng kể. Cuối quý, chỉ tiêu cho vay khách hàng đạt 77.322 tỷ đồng, tăng 6.231 tỷ đồng, tương đương 8,8% so với cuối năm 2019. Đây là tỷ lệ tăng khá cao.

Cùng với hoạt động tín dụng, huy động vốn tại OCB cũng cải thiện mạnh. Chỉ tiêu tiền gửi khách hàng tăng 2.810 tỷ đồng, tương đương 4,1% so với cuối năm 2019. OCB là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động từ 8%/năm trở lên.

Xem thêm

Agribank thoái vốn tại ngân hàng OCB

Agribank thoái vốn tại ngân hàng OCB

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo sẽ tổ chức bán đấu hơn 468.000 cổ phần tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) do ngân hàng này sở hữu.
Tập đoàn FLC hợp tác chiến lược với ngân hàng OCB

Tập đoàn FLC hợp tác chiến lược với ngân hàng OCB

Với chiến lược phát triển đa ngành, trong đó bất động sản, nghỉ dưỡng và hàng không là cốt lõi, Tập đoàn FLC muốn hợp tác với các tổ chức tài chính, tín dụng đặc biệt là OCB để thiết lập hệ sinh thái

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...