Vì sao ông Nguyễn Đức Hưởng rút lui khỏi Sacombank?

Để kịp tiến độ họp ĐHCĐ ngày 30/6 tới, Sacombank vừa cho biết sẽ xem xét đề cử bổ sung 2 ứng viên bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021. Ẩn số nhân sự chủ chốt thứ 3 đến từ LienvietPostBank bất ngờ rút khỏi
Vì sao ông Nguyễn Đức Hưởng rút lui khỏi Sacombank?

Ngân hàng Sài Gòn thương tín (mã: STB) vừa công bố thông tin về việc thay đổi danh sách ứng viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 để chuẩn bị trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trước khi trình lên ĐHCĐ sắp tới.

Theo đó, ứng viên Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Phó chủ tịch HĐQT LienvietPostBank rút lui khỏi danh sách ứng viên vào HĐQT Sacombank. Bà Nguyễn Thị Bích Hồng rút khỏi danh sách ứng cử viên Ban kiểm soát Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021.

Đồng thời, Sacombank sẽ xem xét đề cử bổ sung 2 ứng cử viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021, bao gồm 1 ứng cử viên HĐQT độc lập) để kịp tiến độ tổ chức ĐHCĐ vào cuối tháng 6. ĐHCĐ của Sacombank đã phải hoãn tới hai lần do công tác nhân sự vẫn chưa hoàn tất và đến ngày 22/5 Đề án tái cơ cấu hậu sáp nhập Sacombank mới được NHNN phê duyệt.

Theo Đề án tái cơ cấu Sacombank, ngân hàng dự kiến thời gian để thực hiện thành công tái cơ cấu là 10 năm (2015-2025) trên cơ sở thận trọng. Nhưng Sacombank cho biết có thể trong vòng 3 năm xử lý được 70% nợ xấu và nếu cơ chế vĩ mô cùng hoạt động ngành ổn định, thuận lợi thì trong vòng 5 năm sẽ cơ bản xử lý dứt điểm, đưa ngân hàng trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây, giảm nợ xấu xuống dưới 3%.

Sự rút lui của hai ứng viên trên tiếp tục gây bất ngờ cho thị trường khi trước đó, vào đầu tháng 5, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch tập đoàn Novaland bất ngờ rút lui không tham gia tái cơ cấu Sacombank như dự tính ban đầu. Còn người cũ Đặng Văn Thành cũng “đánh tiếng” muốn trở lại tái cơ cấu Sacombank với ý định tăng vốn điều lệ lên 20 nghìn tỷ đồng, song đến phút chót lại “lặn mất tăm”…

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Liên Việt xuất hiện vào phút chót tưởng như sẽ là ứng viên sáng giá nhất trong HĐQT Sacombank nhiệm kỳ mới.

Trao đổi với Thương Gia, ông Hưởng xác nhận “đã rút lui” khỏi kế hoạch tham gia tái cơ cấu Sacombank và để lại khoảng trống nhân sự vốn bất ổn lâu nay ở nhà băng này. Ông Hưởng cũng chia sẻ mình không sở hữu cổ phiếu STB và việc tham gia ứng cử vào HĐQT Sacombank vừa qua, ông này cũng không đại diện cho nhóm cổ đông Sacombank nào. Mà ông Hưởng tham gia vào HĐQT Sacombank theo tư cách “được giới thiệu” bởi NHNN.

Được biết, khi xử lý sáp nhập ngân hàng Southerbank, nhóm cổ đông Trầm Bê đã có cam kết không huỷ ngang uỷ quyền toàn bộ cổ phiếu sở hữu tại Southerbank, Sacombank trước và sau sáp nhập cho NHNN và người được chỉ định.

Tính đến ngày 31/12/2016, ông Trầm Bê sở hữu 27.650.619 cổ phiếu, ông Trầm Trọng Ngân (con trai ông Bê) sở hữu 89.182.687 cổ phiếu, bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ông Bê) sở hữu 27.046.050 cổ phiếu, ông Trầm Khải Hòa (con trai) sở hữu 33.348.285 cổ phiếu, ông Lê Trọng Trí (con rể) sở hữu 2.067.853 cổ phiếu. Như vậy, sau sáp nhập hai ngân hàng, nhóm cổ đông Trầm Bê sở hữu 179.295.494 cổ phiếu, tương đương 9,94% vốn điều lệ của Sacombank.

Có thể hiểu, ông Nguyễn Đức Hưởng là người được NHNN giới thiệu tham gia vào HĐQT Sacombank với tư cách uỷ quyền liên quan đến số cổ phần sở hữu của Trầm Bê tại Sacombank.

Một diễn biến liên quan, LienvietPostbank vừa công bố thông tin ông Dương Công Minh đã có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng này hôm 31/5/2017. Cổ đông lớn- Công ty CP Him Lam đã gửi đơn đề nghị bổ sung vào chương trình họp ĐHCĐ bất thường lần 2 năm 2017 của LienVietPostBank nội dung: Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch/Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2018 đối với ông Dương Công Minh.

>> Sacombank cần 3-5 năm để tái cơ cấu

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...