Vì sao Unilever Việt Nam "tố" Công ty Sao Thái Dương?

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho thấy, đơn vị bị “ông lớn” Unilever Việt Nam khiếu nại là Công ty CP Sao Thái Dương. Sản phẩm bị khiếu nại là Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7.
Vì sao Unilever Việt Nam "tố" Công ty Sao Thái Dương?

Trong các thông tin “tố” Sao Thái Dương, một doanh nghiệp "khủng" cho rằng: “Thành phần Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 có chứa chất “Ketoconazole” – là một dược chất không được phép dùng trong mỹ phẩm.

Liên quan đến nội dung “tố” nêu trên của , ngày 13/6/2016, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã phải lập đoàn thanh tra để xác minh, làm rõ.

Ngày 23/9, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã ban hành kết luận số 791/KT-SYT “Thanh tra để giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam”.

Kết luận của Sở Y tế Hà Nam khẳng định sản phẩm Sao Thái Dương 7 đảm bảo chất lượng.

Sau khi tiếp nhận tài liệu, chứng cứ của doanh nghiệp này, đoàn thanh tra của Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã vào cuộc, xác minh tại công ty Sao Thái Dương và các hồ sơ liên quan tại Sở này.

Dựa trên kết quả của đoàn thanh tra, ông Văn Tất Phẩm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam ban hành kết luận số 791/KT-SYT khẳng định: “Chất Ketoconazole không nằm trong danh mục thành phần chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Điều 14 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Ketoconazole có tỷ lệ nồng độ, hàm lượng 0.5% trong sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 chưa gây mất an toàn cho người tiêu dùng... và đã được đánh giá an toàn trên da người thử nghiệm”.

Cùng đó, Sở Y tế tỉnh Hà Nam viện dẫn công văn số 15909/QLD-Ttra ngày 18/8/2016 của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế khẳng định: “Ketoconazole không thuộc danh mục chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm (Điều 14, Thông tư 06/2011/TT-BYT)”.

Cục Quản lý dược Bộ Y tế khẳng định, sản phẩm Ketoconazole không thuộc danh mục chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm, mỹ phẩm.

Như vậy, thông tin về việc “sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 có chứa chất “Ketoconazole” là một chất cấm không được dùng trong mỹ phẩm” là hoàn toàn không đúng bản chất.

Trên thực tế, chất Ketoconazole đã và đang được sử dụng rộng rãi trong dược, mỹ phẩm từ hàng chục năm nay. Người dùng có thể sử dụng các sản phẩm có chứa chất này để bôi hoặc uống.

Từ lâu, các hãng sản xuất dược, mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đã đưa chất “Ketoconazole” vào trong các dòng dầu gội như hãng DS Laboratories của Mỹ với sản phẩm Revita Hair Growth Stimulating Shampoo.

Trong sản phẩm này bao gồm các thành phần như: Caffeine, Ketoconazole,  Biotin (Vitamin H), Aloe Vera (lô hội).

Sản phẩm dầu gội Lipogaine Big 3 Premium Hair Loss của hãng Lipogaine cũng sử dụng “Ketoconazole” và các thành phần khác như Biotin (vitamin H), Castor oil (dầu thầu dầu), Emu oil (tinh dầu đà điểu), Vitamin B5. Sản phẩm PerfectHair Shampoo cũng có thành phần là Emu oil (tinh dầu đà điểu), Ketoconazole 1%, Acid salicylic, Biotin, Kẽm,...

Theo Công ty CP Sao Thái Dương, sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 chứa chiết xuất dược liệu kết hợp Ketoconazole đã được công bố với Cục Quản lý Dược, Sở Y tế Hà Nam và được phép sản xuất lưu hành trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến nay.

Sản phẩm sao Thái Dương 7 đảm bảo chất lượng.

Trong Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 có hàm lượng Ketoconazole chỉ có 0,5%.

Kết quả nghiên cứu trên động vật tại Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương làm trưởng nhóm kết luận: “Sản phẩm an toàn, không gây độc tính cấp và bán trường diễn trên thỏ thực nghiệm.

Tất cả các chỉ số theo dõi tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, mức độ hủy hoại tế bào gan, chức năng thận và mô bệnh học da, gan, thận đều nằm trong giới hạn bình thường”.

Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 do PGS.TS Trần Đăng Quyết làm chủ nhiệm đề tài khẳng định: “Sản phẩm an toàn, không có tác dụng phụ nào khi sử dụng, không ảnh hưởng đến công thức máu, chức năng gan, thận. 98,39% người tình nguyện hài lòng và rất hài lòng về sản phẩm”.

Theo dõi phản hồi từ thị trường năm 2008 đến nay, đơn vị sản xuất Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 cho rằng chưa ghi nhận trường hợp phản ứng phụ bất lợi nào từ người tiêu dùng.

Sản phẩm này đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận là “Sản phẩm khoa học công nghệ”.

Như vậy, trước các động thái của doanh nghiệp "khủng" đối với Sao Thái Dương và trả lời của cơ quan chức năng, dư luận ngành dược, mỹ phẩm trong nước và người tiêu dùng đặt câu hỏi phải chăng đây là chiêu cạnh tranh và “dìm hàng” các đơn vị sản xuất nội bằng các thông tin thiếu xác thực?

Câu trả lời về vấn đề này dư luận dành cho đơn vị đưa thông điệp khiếu nại còn người tiêu dùng đã, vẫn và sẽ tin dùng hàng Việt được sản xuất đúng chuẩn bởi các đơn vị trong nước.

Theo Phapluat+

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…