VIB lên tiếng về văn bản lạ "tài trợ 38.000 tỷ siêu dự án bệnh viện"

Một văn bản thông báo cam kết tài trợ vốn được cho là của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam gửi chủ đầu tư dự án “siêu bệnh viện” lan truyền trên Internet có nhiều dấu hiệu giả mạo.
VIB lên tiếng về văn bản lạ "tài trợ 38.000 tỷ siêu dự án bệnh viện"

Thị trường xôn xao về thông tin lạ văn bản bảo lãnh dự án bệnh viện lên tới 38.000 tỷ đồng của Ngân hàng Quốc tế VIB 

Những ngày gần đây, một văn bản về thông báo hoàn tất thu xếp tài trợ vốn cho siêu dự án bệnh viện ở Bình Dương của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cho Công ty cổ phần Minh Sáng (Công ty Minh Sáng) lan truyền trên internet thu hút sự quan tâm của dư luận.

Văn bản có nhiều dấu hiệu giả mạo VIB đang lan truyền trên Internet
Văn bản có nhiều dấu hiệu giả mạo VIB đang lan truyền trên Internet

Cụ thể, văn bản nói trên có in logo của VIB và thời điểm ban hành là vào ngày 9/5/2017. Văn bản có dấu đỏ, chữ ký giống với con dấu VIB và chữ ký của Tổng giám đốc Hàn Ngọc Vũ. Nội dung thể hiện, VIB thông báo đến Công ty Minh Sáng rằng nhà băng đã hoàn thành việc thu xếp vốn cho Dự án Bệnh viện Quốc tế Đông Dương tại xã Tường Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Theo văn bản này, việc thu xếp vốn này “theo như đề nghị đồng tài trợ đã được ghi có trên Tài khoản đồng tài trợ. Nhóm ngân hàng đồng tài trợ thống nhất cử VIB làm ngân hàng đầu mối và thông báo”.

Số tiền tài trợ là 38.000 tỷ đồng. Thời hạn tài trợ 30 năm, kể từ khi ký hợp đồng nhận vốn đầu tiên. Mục đích tài trợ vốn là để giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và các đầu tư dài hạn khác.

Cả thông tin dự án bệnh viện quốc tế lớn nhất Đông Nam Á sắp xây ở Bình Dương lẫn việc VIB cam kết cho vay số tiền “khủng” lên đến 38.000 tỷ đồng đều khiến nhiều người đặt nghi vấn.

Bởi lẽ, với quy mô đầu tư 38.000 tỷ đồng thì đây sẽ là “siêu bệnh viện”, bằng 10 bệnh viện hiện đại trong nước cộng lại trong khi thông tin về dự án lại rất mơ hồ. Còn với VIB, tổng dư nợ một năm của nhà băng này  đã 60.000 tỷ đồng thì khó có thể cho một dự án vay 38.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng dư nợ.

Ngày 8/7, trao đổi với báo chí, đại diện VIB cho biết văn bản nói trên không phải do VIB phát hành và nó không có giá trị. Vị này cũng khuyến cáo đến các cá nhân, tổ chức nếu nhận được các văn bản nghi giả mạo VIB thì hãy trình báo đến cơ quan có thẩm quyền.

Theo Phương Linh/Infonet 

>> Tự dưng mất 30 triệu trong tài khoản, VIB đòi truy thu cả gốc, lãi gần 100 triệu

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...