Trong năm ngoái, ANZ đã hoàn tất thương vụ bán mảng kinh doanh ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản tại 5 chi nhánh ở châu Á bao gồm Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia cho DBS với giá 80 triệu USD.
Ban đầu, ANZ cho biết không muốn rút chân ra khỏi thị trường bán lẻ của Việt Nam do nhìn thấy con số tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam, nằm trong top quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam cũng là thị trường mà ANZ cam kết đầu tư nguồn lực để mở rộng hoạt động kinh doanh.
"Tuy nhiên, một vài bài báo gần đây đã trích lời giám đốc điều hành của ANZ – ông Shayne Elliott rằng ngân hàng này đang tìm cách bán mảng kinh doanh Philippines, Cam-pu-chia và Việt Nam – 3 quốc gia không nằm trong thương vụ giao dịch với tập đoàn DBS.
Những bài báo này còn cho biết sau khi rút chân khỏi mảng bán lẻ ở những thị trường này, ANZ sẽ tập trung vào mảng thị trường vốn, trái phiếu, quản trị dòng tiền, đầu tư và khách hàng doanh nghiệp.
Mặc dù xác định bán lẻ là nguồn lực quan trọng để mở rộng ở Đông Nam Á, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng khu vực mạnh cùng với sức tiêu dùng tăng lên, ANZ đã không trở thành người thắng cuộc trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trong nước – tiêu biểu như BIDV, VPBank, Techcombank và Vietinbank vốn đã bỏ xa ANZ trong cuộc chiến bán lẻ.
VIB được 2 tạp chí Global Banking và Finance Review đánh giá là ngân hàng bán lẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt Nam. Ngân hàng này đã đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ mới, tiêu biểu là sản phẩm MyVIB - phẩm hợp tác của VIB và nhà đầu tư chiến lược Commonweath Bank của Australia hiện nắm 20% cổ phần VIB.
Theo DealstreetAsia