Nón lá Huế là một trong những sản phẩm được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý
Trong hơn 10 năm qua, số CDĐL quốc gia được bảo hộ đã tăng 3,5 lần. Đến nay đã có 34 tỉnh/TP có CDĐL được bảo hộ như: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Tiền Giang, Bình Thuận, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam...
Về cơ cấu sản phẩm được bảo hộ CDĐL, đa phần là các sản phẩm tươi sống và nguyên liệu. Trong đó có 47% sản phẩm là trái cây, 23% sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp, 12% thủy sản, 8% là gạo...
Có 5 sản phẩm không phải là thực phẩm được bảo hộ là: nón lá Huế, thuốc lào Tiên Lãng, thuốc lào Vĩnh Bảo, cói Nga Sơn và hoa mai vàng Yên Tử. Giá bán các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ đều có xu hướng tăng từ 20 -100%.
“Trong năm 2019 Cục Sở hữu trí tuệ dự kiến đăng ký 10 CDĐL cho các đặc sản địa phương” - Ông Phí cho biết thêm.