Việt Nam là thị trường quan trọng trong chiến lược phát triển của Gojek

Thành công của Gojek chủ yếu đến từ khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là thị trường quốc tế đầu tiên và đang phát triển mạnh mẽ nhất, thông qua công ty liên kết GoViet.
GoViet nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Gojek về nguồn lực, chuyên môn và công nghệ.
GoViet nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Gojek về nguồn lực, chuyên môn và công nghệ.

Gojek vừa công bố kế hoạch của họ cho tương lai của tập đoàn. Theo đó, sự mở rộng quốc tế và phát triển bền vững được coi là trọng tâm, với kỳ vọng số người dùng của các thị trường quốc tế sẽ chiếm 50% tổng số người dùng của tập đoàn.

Thành công của Gojek chủ yếu đến từ Indonesia là chủ đạo, với 80% tổng số người dùng đến từ đất nước vạn đảo. 20% còn lại đến từ Việt Nam, Singapore, và Thái Lan. Và Việt Nam là thị trường quốc tế đầu tiên và đang phát triển mạnh mẽ nhất, thông qua công ty liên kết GoViet.

Trên thực tế, Gojek là công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp số đang bùng nổ của Indonesia. Gojek là kỳ lân (unicorn) có giá trị nhất ở Indonesia và là một trong những kỳ lân đắt giá nhất khu vực Đông Nam Á, được định giá hơn 10 tỷ USD. Gojek cũng là công ty duy nhất ở khu vực Đông Nam Á đã hai lần lọt vào danh sách “50 công ty làm thay đổi thế giới” do tạp chí uy tín Fortune bình chọn, vào năm 2017 và 2019. Theo nghiên cứu của Temasek, Gojek mỗi năm đóng góp trung bình 732 triệu USD vào nền kinh tế Indonesia.

Hiện siêu ứng dụng này đã có hơn 20 dịch vụ, từ vận tải đến thanh toán, giao nhận thực phẩm, logistics, giải trí, và các dịch vụ “tạo phong cách sống". Ứng dụng của Gojek đã bao phủ 207 thành phố, với hơn 155 triệu lượt tải, kết nối 25 triệu người dùng thường xuyên với hơn 2 triệu đối tác tài xế, hơn 500 nghìn đối tác nhà hàng, và hơn 60 nghìn các nhà cung cấp dịch vụ.

Tại Việt Nam, công ty liên kết với Gojek là GoViet, ra mắt tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 8/2018, và Hà Nội vào tháng 9/2018. GoViet nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Gojek về nguồn lực, chuyên môn và công nghệ. Vào tháng 8/2019, GoViet đã công bố cán mốc 100 triệu cuốc xe, kết nối hơn 125 nghìn đối tác tài xế với hàng triệu khách hàng và 70 nghìn đối tác tài xế. 

Các dịch vụ của GoViet hiện tại đang tập trung ba mảng sản phẩm chính là GoBike (gọi xe công nghệ), GoSend (giao hàng) và GoFood (giao nhận thực phẩm). Nhiều người đặt câu hỏi về sự bền vững của công ty, khi từ 6 tháng nay không đưa ra sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong hai tháng qua, GoViet đã phát triển thêm 25 nghìn đối tác tài xế và hơn 10 nghìn nhà hàng. Nếu như dựa trên chiến lược mở rộng thị trường đầy tham vọng của Gojek, và dựa trên thực tế Việt Nam là thị trường quốc tế quan trọng nhất hiện tại của GoViet, thì có vẻ như sự “chững lại” của GoViet đang là một bước đi chiến lược của công ty để siết chặt lại vấn đề quản trị, chuẩn hoá quy trình, chuẩn bị cho một sự bùng nổ mới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...