Vietcombank cho vay "đảo nợ", thẩm định thiếu chính xác

Vietcombank vi phạm nhiều quy định trong cho vay, giải ngân vốn vay, bán nợ và đầu tư tài chính.
Vietcombank cho vay "đảo nợ", thẩm định thiếu chính xác

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã:VCB).

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng liên quan đến thẩm định, phê duyệt cho vay, giải ngân vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, phân loại nợ, xử lý rủi ro.

Cụ thể, một số hồ sơ tín dụng có hồ sơ pháp lý khách hàng, dự án không đầy đủ, thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác, báo cáo thẩm định chưa phân tích, đánh giá khá năng, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn...

Một số hồ sơ được giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt, chứng từ giải ngân không đầy đủ, giải ngân cho vay mới khoản vay cũ hoặc trả lãi vay, có trường hợp giải ngân mà không kiểm tra các hoá đơn chứng từ dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hoá đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.

Về tài sản đảm bảo, một số hồ sơ tín dụng nhận thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB) không đủ điều kiện theo quy định; việc định giá lại TSĐB chưa theo quy định; hợp đồng thế chấp tài sản không có công chứng…

Về phân loại nợ, có một số hồ sơ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và cơ cấu nợ chưa đúng quy định tại Quyết định 780 và công văn 2506.

Về xử lý rủi ro, một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay Vietcombank đã vi phạm các quy định của hoạt động tín dụng. Sau khi xử lý rủi ro còn chưa có biện pháp kiên quyết, phù hợp để thu hồi nợ, như là phát mại tài sản hay bán nợ…

Trong hoạt động bán nợ, cơ quan thanh tra chỉ ra Vietcombank có khuyết điểm, vi phạm trong việc ban hành 2 quyết định về hướng dẫn mua bán nợ không rõ ràng, cụ thể. Điều này khiến cho quá trình thực hiện có sự nhầm lẫn giữa các bước. Bên cạnh đó, VAMC uỷ quyền cho ngân hàng bán các khoản nợ theo kiểu thoả thuận trực tiếp với khách khi chưa cơ cấu nợ theo đấu giá là chưa đúng với quy định tại điều khoản của Thông tư 19, Thông tư 14 của NHNN.

Trong hoạt động đầu tư tài chính, Thanh tra Chính phủ chỉ ra khuyết điểm, vi phạm của Vietcombank là việc góp vốn, mua cổ phần chưa phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng và khoản 1, khoản 2, điều 18 Thông tư 36 của NHNN.

Vietcombank có cổ phần tại Gentraco từ tháng 7/2006 đến tháng 10/2014 và một ngân hàng là MB từ năm 1994 nhưng Gentraco hoặc công ty con của MB lại là cổ đông của Vietcombank là chưa đúng quy định tại khoản 5, điều 129, khoản 2, điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Vietcombank còn chậm thoái vốn.

Về mua sắm tài sản, Vietcombank cũng có vi phạm là thực hiện chưa đúng về quy trình và nội dung đầu tư, các nội dung về an toàn, bảo mật; năng lực của cán bộ thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu…

Trước kết luận của thanh tra chính phủ, Vietcombank cho biết những vi phạm tại một số đơn vị của ngân hàng được Thanh tra Chính phủ chỉ ra là những sai sót trong nghiệp vụ của đơn vị phát sinh từ những năm trước.

Ngân hàng này cũng cho biết trong quá trình thanh tra, Vietcombank đã tích cực phối hợp cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ chứng từ theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

>> Thấy gì từ câu chuyện thoái vốn của Vietcombank?

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...