Vietcombank đang sở hữu vốn tại những ngân hàng nào?

Tính đến thời điểm cuối năm 2016, Vietcombank đang nắm cổ phần tại 4 ngân hàng thương mại và 8 tổ chức khác.
Vietcombank đang sở hữu vốn tại những ngân hàng nào?

Vietcombank khá "đủng đỉnh" trong việc thoái vốn khỏi 4 ngân hàng ?

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) là ngân hàng nắm vốn tại các TCTD nhiều nhất bao gồm sở hữu cổ phần tại 4 ngân hàng, 1 công ty tài chính và 7 tổ chức khác với tổng số tiền đầu tư là 2.829 tỷ đồng.

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2016, Vietcombank đang nắm 8,19% cổ phần tại ngân hàng Eximbank, tương đương khoảng 582 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vietcombank còn nắm hơn 7% vốn tại Ngân hàng Quân đội (MBB), tương đương 1.242 tỷ đồng. Đây là số vốn góp lớn nhất trong số 4 ngân hàng mà Vietcombank đang là cổ đông.

Tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), Vietcombank sở hữu 4,72% vốn và tại Saigonbank là 4,3% vốn, song 2 khoản đầu tư này khá nhỏ chỉ hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra Vietcombank cũng đang sở hữu 10,91% vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Xi măng và hơn 10% tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex.

Vietcombank đang sở hữu vốn tại những ngân hàng nào? ảnh 1

Trước sức ép thoái vốn theo đúng quy định, Vietcombank sẽ bỏ ai và chọn ai? Chủ tịch HĐQT ông Nghiêm Xuân Thành từng cho biết tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016, trước mắt NHNN cho phép Vietcombank giữ nguyên tỷ lệ này tại ngân hàng Quân đội (MBB) - đây là ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Lãnh đạo Vietcombank cho biết thêm ngân hàng sẽ nghiên cứu và chỉ giữ lại cổ phần ở 2 ngân hàng. Việc giữ lại ngân hàng nào hay bán cổ phần đơn vị nào ngân hàng sẽ căn cứ vào tín hiệu thị trường và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đối với OCB và Saigonbank giá trị thấp chỉ hơn 100 tỷ, mức đầu tư quá nhỏ bé so với tổng tài sản của Vietcombank.

Theo Thông tư 36 quy định, một ngân hàng thương mại (NHTM) chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng đó; NHTM nắm giữ tại tổ chức tín dụng khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và không được cử người tham gia hội đồng quản trị tổ chức tín dụng mà ngân hàng mua mua cổ phần, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng hoặc NHTM tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn và được NHNN chấp thuận, hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật. Vì thế, theo lộ trình các NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 tổ chức tín dụng khác phải tính đến việc thoái vốn trong 1 năm kể từ khi Thông tư 36 có hiệu lực (ngày 1/2/2015).

Tuy nhiên sau 2 năm, các ngân hàng thương mại vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN về giảm sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại tại tổ chức tín dụng khác.

Theo Kim Tiền/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...