Vietcombank tạm dừng tăng phí rút tiền ATM nội mạng

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank vừa có thông báo về việc tạm dừng triển khai biểu phí dịch vụ thẻ mới như đã thông báo ngày 7/7, sau phản ứng dữ dội của dư luận cũng như sự can thiệ
Vietcombank tạm dừng tăng phí rút tiền ATM nội mạng

Theo đó, nhà băng này sẽ chưa áp dụng tăng mức phí rút tiền ATM nội mạng từ 1.100 đồng/giao dịch lên 1.650 đồng/giao dịch (đã bao gồm thuế VAT) từ ngày 15/7 theo kế hoạch ban đầu.

Đây cũng là ngân hàng đầu tiên trong số 4 đơn vị tuyên bố sẽ áp dụng biểu phí rút tiền ATM mới trong tháng 7.

Trước đó, cùng với Vietcombank thì Agribank, Vietinbank và BIDV là 4 ngân hàng đã thông báo sẽ áp dụng biểu phí dịch vụ thẻ mới từ ngày 15/7. Cả 4 ngân hàng này ra thông báo đồng loạt tăng phí rút tiền mặt ATM nội mạng lên 1.650 đồng/giao dịch (tăng 550 đồng so với biểu phí cũ).

Trên thực tế, kế hoạch tăng phí rút tiền ATM của cả 4 ngân hàng đã có từ hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, việc tăng phí đã vấp phải nhiều phản ứng không tích cực từ khách hàng. Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có yêu cầu các ngân hàng này tạm dừng kế hoạch tăng phí rút tiền ATM nội mạng.

Sau 2 tháng tạm hoãn, cả 4 ngân hàng tiếp tục đưa quyết định tăng phí ra thêm 1 lần nữa. Tuy nhiên, lần này hay trước đó, các ngân hàng đều chưa thể làm cho khách hàng cảm thông. NHNN lại một lần nữa lên tiếng nhắc nhở, yêu cầu dừng. 

Khách hàng cho rằng đang bị tận thu với quá nhiều loại phí dù chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo, còn tình trạng ATM ngừng phục vụ, không hoạt động, nuốt thẻ, hết tiền thường xuyên,… Tăng thêm 500 đồng tiền phí cho mỗi giao dịch rút tiền có thể không đáng bao nhiêu nhưng cũng phải lưu ý rằng hạn mức rút tiền thấp sẽ buộc khách hàng phải rút tiền nhiều lần, theo đó tiền phí cứ thế đội lên không ít.

Các sự cố về bảo mật khiến tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất vẫn liên tục xảy ra. Nguyên nhân có thể do sự chủ quan trong giao dịch của khách hàng, do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi thì không thể phủ nhận ở đó có trách nhiệm rất lớn của các nhà băng, nơi giữ tiền và cam kết an toàn cho các khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...