Vietcombank trình phương án tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) dự kiến họp ĐHCĐ thường niên 2017 vào ngày 28/4. Đại hội sẽ xem xét kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Vietcombank trình phương án tăng vốn điều lệ

Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ là ngày 15/3. Ngày giao dịch không hưởng quyền theo thông báo của Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE).

ĐHCĐ năm nay của Vietcombank có nội dung đáng chú ý là tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ năm 2017.

Tại thời điểm 31/12/2016, vốn điều lệ của Vietcombank đã tăng 35% lên 35,9 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, ban điều hành sẽ báo cáo kế hoạch kinh doanh năm 2017, phương án phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ năm 2016; ĐHCĐ năm nay cũng sẽ miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013 - 2018. Hiện, VCB chưa công bố nội dung cụ thể.

Về kết quả kinh doanh, theo BCTC năm 2016 (chưa kiểm toán), Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 8.517 tỷ đồng, tăng 24% và vượt chỉ tiêu đề ra ở mức 7.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế còn 6.845 tỷ đồng. Chỉ số EPS được cải thiện, tăng 16% lên 1.897 đồng/CP.

Tín dụng tăng trưởng tín dụng ở mức cao 18,8%, đạt 460.808 tỷ đồng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,84% hồi đầu năm xuống còn 1,48%, tương ứng 6.835 tỷ đồng nợ xấu.

Trong số này, nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn chiếm tới 4.187 tỷ đồng, giảm hơn 1.410 tỷ đồng so với cuối năm trước. Song nợ nhóm 3 và 4 lại tăng đáng kể tổng cộng 1.101 tỷ đồng. Do đó về quy mô nợ xấu của Vietcombank chỉ giảm nhẹ so với năm trước, và hết năm, ngân hàng đang phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng lên tới 8.125 tỷ đồng (năm 2015 trích dự phòng 8.609 tỷ đồng). Việc trích lập dự phòng quá lớn khiến cho lợi nhuận của Vietcombank các năm vừa qua đều bị ảnh hưởng đáng kể theo xu hướng bị “bào mòn”. Năm 2016, Vietcombank là nhà băng đầu tiên mua lại các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC (đến cuối năm 2015 còn 3.564 tỷ đồng trái phiếu VAMC).

Hải Hà 

>> Nợ xấu hơn 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận Vietcombank teo tóp

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...