VPBank báo lãi kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm trước

Kết thúc năm 2021, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ gần 38.000 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2020 và cũng là mức kỷ lục của ngân hàng này.
VPBank báo lãi kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm trước

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ lũy kế cả năm tới 37.963 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó. Đây cũng là con số lợi nhuận riêng lẻ kỷ lục của nhà băng này từ trước tới nay.

Điều này chủ yếu bởi ngân hàng ghi nhận khoản thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng đột biến lên hơn 23.954 tỷ đồng.

Trong đó, lợi nhuận từ các công ty con chuyển về (bao gồm VPBank SMBC FC - tức FE Credit và VPBank AMC) là hơn 3.600 tỷ đồng; hơn 20.350 tỷ đồng còn lại đến từ việc thanh lý, thoái vốn đầu tư vào đơn vị khác, cụ thể ở đây là FE Credit.

Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng mẹ là gần 14.011 tỷ đồng, tăng 50,6% so với năm 2020.

Tổng thu nhập hoạt động trong kỳ đạt 44.301 tỷ đồng, tăng trưởng 13,5%. Chi phí hoạt động và chi trích lập dự phòng rủi ro lần lượt ở mức 10.719 tỷ đồng (giảm 5,9%) và 19.002 tỷ đồng (tăng 30%).

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của VPBank đạt 547.626 tỷ đồng, tăng 30,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 22,2% lên 317.291 tỷ đồng; tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng gần 3 lần lên 57.104 tỷ đồng; các khoản phải thu tăng gấp 2,2 lần lên 39.015 tỷ đồng.

Về chất lượng cho vay, nếu xét riêng ngân hàng mẹ, số dư nợ xấu chỉ nhích nhẹ 1% lên 5.630 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu thậm chí giảm từ mức 2,52% xuống 2,01%. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết hoạt động kinh doanh của công ty tài chính FE Credit bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội. Điều này đã khiến nợ xấu của FE Credit tăng mạnh thời gian qua.

Theo báo cáo hợp nhất (bao gồm của cả FE Credit), nợ xấu của VPBank đã tăng hơn 60% trong năm qua lên 15.887 tỷ đồng, qua đó kéo tỷ lệ nợ xấu từ mức 3,41% lên 4,47%.

Xem thêm

VPBank gây bất ngờ khi muốn chia cổ tức năm 2020

VPBank gây bất ngờ khi muốn chia cổ tức năm 2020

Đây là thông tin khá bất ngờ, bởi tại ĐHĐCĐ diễn ra vào cuối tháng 4/2021, cổ đông VPBank đã thống nhất việc không chia cổ tức mà giữ lại khoản lợi nhuận còn lại sau trích quỹ bắt buộc( 8.851,7 tỉ đồng) để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
VPBank muốn "mở đường" cho nhà đầu tư nước ngoài

VPBank muốn "mở đường" cho nhà đầu tư nước ngoài

VPBank chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 15% lền 17,5% vốn điều lệ, dự kiến bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài trong quý I/2022.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...