VPBank dự kiến phát hành 1,12 tỷ USD trái phiếu quốc tế

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) vừa công bố thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về 2 phương án phát hành và niêm yết trái phiếu quốc tế.
VPBank dự kiến phát hành 1,12 tỷ USD trái phiếu quốc tế

Theo đó, VPBank muốn xin ý kiến về 2 phương án chào bán trái phiếu bằng đồng USD và tại thị trường nước ngoài. Chương trình Euro Medium Term Note có quy mô huy động tối đa 1 tỷ USD, trong khi Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh (Green Bond) có khối lượng 120 triệu USD.

Euro Medium Term Note có mệnh giá mỗi trái phiếu là 1.000 USD và kỳ hạn từ từ 3 đến 5 năm, dự kiến phát hành năm 2019 và năm 2020 với lãi suất cố định, thả nổi hoặc kết hợp cả 2 hoặc lãi suất cấu trúc khác. Trái phiếu này được phát hành ra thị trường quốc tế cho các nhà đầu tư ngoài lãnh thổ Mỹ và sẽ được niêm yết tại Sở GDCK Singapore.

Trong khi đó, Green Bond là trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất thỏa thuận và được phát hành riêng lẻ cho 1 số nhà đầu tư.

Mục đích phát hành trái phiếu của VPBank nhằm tăng quy mô hoạt động, tăng quy mô nguồn vốn huy động, đa dạng hóa nguồn huy động vốn trung dài hạn để chủ động trong các kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động cho vay, nâng cao năng lực tài chính, đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật và các đối tác.

Trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng khác cũng muốn phát hành trái phiếu để huy động vốn như TPBank muốn phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế, ACB phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, VietinBank muốn phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay,...

Không chỉ có cuộc chạy đua về tăng quy mô mà còn có cuộc đua về chất lượng. Basel II được xem là một “chứng chỉ” thể hiện chất lượng quản trị rủi ro của các ngân hàng theo định hướng của NHNN. Các ngân hàng buộc phải vốn để đảm bảo hệ số CAR; nâng cao năng lực quản trị, tuân thủ kỷ luật thị trường, xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu…

Quy mô vốn lớn và nguồn vốn huy động dồi dào cho phép các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay trong bối cảnh NHNN hạ thấp tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và siết quy định 30% vốn ngắn hạn cho vay dài hạn… nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định hệ thống tài chính quốc gia.

>>ĐHĐCĐ TPBank: Dự kiến phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế, niêm yết trên sàn Singapore

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...