Vụ 26 tỷ đồng “bốc hơi”: VPBank đã thừa nhận bỏ rơi khách hàng?

Mấu chốt vấn đề là ở chỗ VPBank biết rõ ông Phạm Văn Trinh - kế toán đã ký mạo chữ ký của giám đốc công ty Quang Huân vì “được nhờ ký thay cho tiện”. Hành vi này là sai phạm quy định. Nhưng suốt từ th
Vụ 26 tỷ đồng “bốc hơi”: VPBank đã thừa nhận bỏ rơi khách hàng?

Mấu chốt vấn đề là ở chỗ VPBank biết rõ ông Phạm Văn Trinh - kế toán đã ký mạo chữ ký của giám đốc công ty Quang Huân vì “được nhờ ký thay cho tiện”. Hành vi này là sai phạm quy định. Nhưng suốt từ tháng 11/2015 đến nay, ngân hàng lại không chuyển vụ này sang công an điều tra làm rõ mà “chờ” khách hàng khiếu nại, tố cáo...

Dư luận đang dõi theo diễn biến vụ mất 26 tỷ đồng trên tài khoản của công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Quang Huân (trụ sở ở huyện Củ Chi, TP.HCM). Hiện, công an TP.HCM (PC46) đã vào cuộc điều tra, làm rõ có hay không chuyện 26 tỷ đồng “bốc hơi” khỏi tài khoản mở tại ngân hàng VPBank. Ai đúng, ai sai, và ai chịu trách nhiệm về số thiệt hại của công ty Quang Huân… cũng sẽ sớm sáng tỏ.Trong lúc này, điều dư luận quan tâm đặc biệt là cách ngân hàng ứng xử, hỗ trợ khách hàng như thế nào trong tình huống rủi ro bị “trộm” tiền trên tài khoản?.Phản ánh với báo chí, bà Trần Thị Thanh Xuân, Giám đốc công ty Quang Huân tố bị rút trộm 26 tỷ đồng trên tài khoản mở tại VPBank vào tháng 7/2015. Bà Xuân nghi ngờ Phạm Văn Trinh, kế toán công ty câu kết với Đoàn Thị Thuý Hằng, nhân viên VPBank và một số cá nhân đã giả mạo chứng từ, rút tiền và chuyển tiền của công ty.Bà Xuân đã đưa ra chứng cớ là séc chi tiền có chữ ký ở mục chủ tài khoản là chữ ký của Trinh, mà vẫn được VPBank chấp nhận hàng loạt giao dịch rút- chuyển tiền hợp lệ...Ngày 24/8, VPBank chính thức lên tiếng về vụ việc, trong đó, ngân hàng khẳng định: “các chứng từ chuyển khoản, rút tiền, mua séc… đều được thực hiện ký, đóng dấu bởi đại diện theo pháp luật của công ty Quang Huân với chữ ký, con dấu khớp với mẫu chữ ký, con dấu đã đăng ký khi mở tài khoản”.VPBank cũng chia sẻ về sự không phối hợp của bà Xuân khi được mời lên làm việc, đối chất với các cá nhân liên quan.Tuy nhiên, khi sự việc còn mù mờ, chưa sáng tỏ, thì thông tin từ báo Vnexpress ngày 25/8 cho biết, VPBank đã tiết lộ một chi tiết khá đắt giá. Cụ thể, theo biên bản làm việc giữa ông Trinh và ngân hàng từ tháng 11/2015 (đã được gửi lên cơ quan điều tra PC 46), ông Trinh thừa nhận chữ ký trên bộ hồ sơ mở tài khoản cho Công ty Quang Huân tại VPBank là của mình, do bà Trần Thị Thanh Xuân “nhờ ký thay cho tiện”.Và chữ ký trong các lần rút tiền (qua séc) tại VPBank cũng là của ông Trinh và tất cả các lần rút tiền đều theo chỉ đạo của bà Xuân, ông đã giao tiền cho bà này. Bà Xuân giữ dấu của công ty Quang Huân.Như vậy là, từ tháng 11/2015, rõ ràng VPBank đã biết chữ ký của chủ tài khoản doanh nghiệp là giả mạo (dù là ai nhờ). Và hơn ai hết, ngân hàng này hiểu đó là hành vi sai phạm.Hệ quả kéo theo từ sự giả mạo này. Là sau đó mọi giao dịch bao gồm nhận tiền gửi, rút – chuyển tiền nhiều lần từ tài khoản này bằng chứng từ, séc có chữ ký giả mạo… này cũng là sai. Tuy nhiên, lưu ý là Vpbank mặc định khẳng định những việc này là “đúng quy định”.

Vụ 26 tỷ đồng “bốc hơi”: VPBank đã thừa nhận bỏ rơi khách hàng? ảnh 1

Kế toán Phạm Văn Trinh thừa nhận đã ký mạo chữ ký của bà Xuân trên giấy tờ mở tài khoản và các lần rút séc lấy tiền

Đáng nói, khi đã xảy ra khiếu nại ở 3 mức độ đều rất nghiêm trọng, thì VPBank lại tìm cách ỉm vụ việc đi và bỏ mặc khách hàng.Cụ thể, thứ nhất là khách hàng tố bị mất 26 tỷ đồng ngay tại ngân hàng, thứ 2 là có người thừa nhận giả mạo chữ ký tại ngân hàng, và thứ 3 là ngân hàng xác nhận hàng chục tỷ đồng này do chính ngân hàng chuyển từ tài khoản khách hàng tới các tài khoản chỉ định là dựa trên các lệnh có chữ ký giả mạo.Tuy nhiên, với 3 sự kiện vô cùng nghiêm trọng này, ngân hàng lại không cùng người tố cáo chủ động chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra xử lý ngay. Thay vào đó, ngân hàng này lại chỉ “tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện khiếu nại đúng quy định, làm cơ sở cho ngân hàng giải quyết khiếu nại đúng quy định”.Nói cách khác, đến tháng 11/2015, VPBank đã biết rõ có vụ việc giả mạo chữ ký khách hàng và hậu quả là khách hàng tố mất tiền tại ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng này chọn cách đứng ngoài, mặc kệ khách hàng tự giải quyết vụ việcHơn một năm sau vụ trộm mất 26 tỷ đồng, khi báo chí phản ánh, ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc VPbank vẫn khẳng định: “hồ sơ mở tài khoản đầy đủ, hợp lệ, có chữ ký của chủ tài khoản, có dấu của công ty theo quy định”. Và các giao dịch nhận, thanh toán, rút – chuyển tiền bằng tài khoản này vẫn diễn ra bình thường suốt 4 tháng liền là minh chứng cho sự “đúng quy định” của hàng loạt giao dịch lấy đi 26 tỷ đồng (VPBank cho rằng thiệt hại của doanh nghiệp chỉ là 11,3 tỷ đồng).Xét ở góc độ nghiệp vụ, một bộ hồ sơ mở thẻ có sự gian dối, giả mạo chữ ký chủ tài khoản mà ngân hàng không phát hiện được, vẫn chấp nhận mở tài khoản, duyệt giao dịch… thì rõ ràng quy trình kiểm soát của VPBank đã “có vấn đề”, tạo kẽ hở cho hành vi sai phạm, lừa đảo chiếm đoạt tiền của chủ tài khoản.Thủ tục mở tài khoản bằng hồ sơ giả mạo chữ ký đã là sai, thì không thể nói rằng những chứng từ có chữ ký không phải chủ tài khoản thực sự được đưa vào giao dịch sau đó là đúng.Với số tiền “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng, VPBank, chủ tài khoản và những cá nhân làm sai đang đối mặt với một vụ kiện điển hình về giả mạo hồ sơ, rút trộm tiền trên tài khoản ngân hàng.Trong động thái xử lý khủng hoảng truyền thông, đến lúc này, VPBank mới tuyên bố đây là vụ việc “hết sức nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để làm sáng tỏ”. Đồng thời, ngân hàng cũng hứa sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng.Song suốt một năm khiếu nại, tố cáo của bà Xuân trước đó, ngân hàng đã ở đâu, làm gì trước sự việc “hết sức nghiêm trọng” này? Biết rõ hành vi giả mạo, có dấu hiệu hình sự, mà không tố cáo thì chẳng hoá ra VPBank thừa nhận bỏ rơi khách hàng trong cuộc chiến pháp lý. Lẽ ra, tư cách đầu tiên của VPBank phải là người bảo vệ tiền gửi của khách hàng, ngân hàng cần phải hành động ngay để bảo vệ tài sản của khách hàng.Ở đây, VPBank đã lựa chọn cách chấp nhận sai phạm để làm sao khách gửi tiền vào ngân hàng. Sau đó, thì VPBank tìm cách phủi trách nhiệm khi khách bị mất tiền, ngay trong tài khoản mà VPBank đang bảo vệ.

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...