Vụ mất 500 triệu: Vietcombank cuống cuồng nâng cấp dịch vụ OTP

Sáng 16/8, sau sự cố mất tiền trên tài khoản, Vietcombank đã công bố về các thay đổi đối với phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP áp dụng từ ngày 12/8/2016. Đồng thời, ngân hàng cũng “hứa” sẽ quyền
Vụ mất 500 triệu: Vietcombank cuống cuồng nâng cấp dịch vụ OTP

Trước đó, ngày 15/8, Vietcombank tiếp tục phát đi thông cáo thứ 2 về sự cố 500 triệu đồng “bốc hơi” khỏi tài khoản của khách hàng Hoàng Thị Na Hương ngày 4/8/2016. Lần này, với thông điệp đưa ra “mềm mại” hơn, Vietcombank cho biết đây là “sự việc xảy ra ngoài mong muốn của khách hàng cũng như của ngân hàng”.

Dù kẻ trộm đã chuyển tổng cộng 500 triệu đồng khỏi tài khoản của chị Hương nhưng ngân hàng đã kịp khoanh giữ ngay 300 triệu đồng và hoàn trả cho khách hàng. Vietcombank cho biết, ngay sau vụ việc này xảy ra, ngân hàng đã khẩn trương và nghiêm túc thực hiện rà soát tổng thể và khẳng định hệ thống thanh toán của Vietcombank vẫn đảm bảo an toàn.

Ngân hàng và khách hàng Hoàng Thị Na Hương vẫn đang tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra để nhanh chóng tìm nguyên nhân thực sự, truy tìm tội phạm và tập trung thu hồi tài sản cho khách hàng.

“Trong trường hợp nguyên nhân được xác định không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank khẳng định quyền lợi của khách hàng tại Vietcombank hoàn toàn được bảo vệ”, Vietcombank nêu trong thông cáo. Từ sự cố này, để loại trừ triệt để việc kẻ gian lấy cắp thông tin, mật khẩu và tiền trong tài khoản của khách hàng Vietcombank đã triển khai ngay các thay đổi về chính sách cung cấp dịch vụ.

Cụ thể, điều chỉnh hạn mức chuyển tiền trên Internet banking. Theo đó, hạn mức tối đa cho việc chuyển tiền cho người hưởng (cá nhân, tổ chức) tại Vietcombank là 300 triệu đồng/ngày, chuyển tiền cho người hưởng tại ngân hàng khác tại Việt Nam tối đa là 300 triệu đồng/ngày, mỗi lần là 100 triệu đồng.

Trước đó, Vietcombank thông báo hạn mức chuyển tiền trong cùng hệ thống tối đa 300 triệu đồng/ngày và không giới hạn số lần giao dịch trong ngày. Đặc biệt, được phép chuyển tiền cho các đơn vị tài chính có hợp tác với Vietcombank (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán) lên tới 500 triệu đồng/ngày và không giới hạn số lần thanh toán trong ngày.

Đây có thể coi là “kẽ hở” để kẻ trộm trong vụ mất 500 triệu đồng “lách” vào khoảng thời gian, hạn mức để lấy cắp số tiền tối đa. Theo phản ánh, 7 giao dịch rút tiền trên tài khoản của khách hàng Na Hương được thực hiện từ đêm ngày 3/8 kéo dài sang sáng sớm ngày 4/8. Nhờ vậy, được tính cho số lần giao dịch của 2 ngày nên kẻ trộmg có thể rút được tối đa là 600 triệu đồng.

Đáng chú ý, qua sự cố này, Vietcombank chính thức thông báo thay đổi phương thức kích hoạt dịch vụ Smart OTP thông qua việc đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng từ ngày 12/8/2016. Cụ thể, đối với khách hàng đã sử dụng dịch vụ Smart OTP và muốn tiếp tục dịch vụ Smart OTP trên thiết bị đang sử dụng, sẽ thực hiện đăng ký lại dịch vụ Smart OTP trên chương trình Internet Banking của Vietcombank. Đối với các khách hàng chưa từng đăng ký sử dụng phần mềm SmartOTP hoặc khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ Smart OTP nhưng có nhu cầu chuyển sang cài đặt và sử dụng trên thiết bị mới, thì đến đăng ký tại các điểm giao dịch của Vietcombank.

Khách hàng nên tải phần mềm Smart OTP về thiết bị của mình trước khi đến đăng ký sử dụng dịch vụ. Phần mềm Smart OTP đã được cập nhật phiên bản mới nhất trên Google Play Store hoặc Apple Store.

Được biết, ngày 13/8, phần mềm Smart OTP phiên bản 1.6 thay cho bản 1.5 mới được cập nhật trên Apple Store, với nhiều điểm thay đổi trên giao diện: như các trường đăng nhập thông tin, nhập mật khẩu, không còn mục nhập chuyển từ OTP nhận qua SMS sang Smart OTP… Đây cũng là một trong những điểm nghi vấn chưa được lý giải trong vụ trộm 500 triệu đồng vừa qua.

Thế nhưng, Vietcombank lại yêu cầu khách hàng phải đăng kí dịch vụ Smart OTP kể từ ngày 4/8 (ngày xảy ra sự cố) và thực hiện trên Internet Banking trước rồi mới nhập trên Smart OTP (!?) Với tinh thần cầu thị và gửi lời cảm ơn khách hàng, Vietcombank cam kết về trách nhiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ an toàn và bảo mật cho khách hàng cũng như luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi tình huống cần thiết vì lợi ích chính đáng của khách hàng.

Đồng thời, ngân hàng cũng khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác bảo mật thông tin cá nhân và thông tin giao dịch ngân hàng. Khi có dấu hiệu giả mạo hoặc giao dịch bất thường, khách hàng nên ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp.

Thu Hằng

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...