Vừa hết "án phạt" Công ty Trang Điền lại vi phạm về sản xuất phân bón

Vừa kết thúc quá trình đình chỉ hoạt động sản xuất phân bón, Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền lại "dính" ngay phải 2 lỗi là kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang, ngày 19/4/2022 Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 - Cục QTLL tỉnh phối hợp cùng Tổ công tác liên ngành số 3, Công an huyện Tri Tôn và Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn kiểm tra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Trang Điền (Công ty Trang Điền), thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Phương Trí, Giám đốc Công ty đã xuất trình cho Đoàn kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ và Quyết định về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực đến 10/9/2023.

Hàng hóa tại thời điểm kiểm tra gồm 3,2 tấn nguyên liệu than bùn, 550kg nguyên liệu bột sắt, 180kg nguyên liệu amino acid, 2.300 cái bao bì có nhãn nước ngoài, tất cả nguyên liệu đều có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Ngoài ra tại cơ sở còn có 158 bao Phân bón nhãn tiếng nước ngoài thành phẩm, 320 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999 ghi nhãn của Công ty Trang Điền, 160 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999 ghi nhãn của Công ty Trang Điền.

Hàng hóa vi phạm được lực lượng chức năng phát hiện tại Công ty Trang Điền
Hàng hóa vi phạm được lực lượng chức năng phát hiện tại Công ty Trang Điền

Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có 158 bao Phân bón vi lượng Con Bò Vàng có nhãn thể hiện thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa. Cụ thể, theo nhãn đăng ký đã được công nhận và lưu hành, Phân bón vi lượng Con Bò Vàng của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền có 05 thành phần là Kẽm (Zn): 700 ppm, Đồng (Cu): 150 ppm, Bo (B): 100 ppm, sắt (Fe): 10.000 ppm). Tuy nhiên, trên nhãn hàng hóa của 158 bao Phân bón vi lượng Con Bò Vàng tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra có thêm 05 thành phần nữa là: (N) 9%; (P) 9%; (K) 9%; (Ca) 23% và (Mg) 5.5%).

Giải thích về điều này, Giám đốc Công ty thừa nhận thành phần của Phân bón vi lượng Con Bò Vàng không có đăng ký 5 thành phần Nitơ (N); Lân (P); Kali (K); Canxi (Ca) và Magie (Mg) "Do yêu cầu từ phía đối tác" nên ông Trí buộc phải để.

Đối với 02 hành vi này, lực lượng chức năng thông tin Công ty Trang Điền có thể bị phạt số tiền hàng chục triệu đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ với thời hạn 02 tháng. Bên cạnh đó, Công ty Trang Điền cũng sẽ phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc loại bỏ có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa trên 158 bao phân bón vi lượng Con Bò Vàng; Buộc thay đổi mục đích sử dụng của 480 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999, hàng hóa ghi nhãn của Công ty Trang Điền.

Trước đó, doanh nghiệp này từng vi phạm lỗi sản xuất “phân bón rễ vi lượng cao cấp Con Bò Vàng” kém chất lượng và bị lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra, xử lý đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: Đình chỉ hoạt động sản xuất 18 tháng đối với mặt hàng này. Theo quyết định, đến ngày 14/4/2022, cơ sở sẽ kết thúc thời gian bị đình chỉ. Tuy nhiên, đến ngày 19/4/2022, cơ sở tiếp tục bị lực lượng QLTT kiểm tra và phát hiện 2 lỗi vi phạm nói trên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...