Xử lý nợ xấu tại VAMC có chiều hướng tích cực

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá, năm 2017 được kỳ vọng sẽ có sự cải thiện về khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tại một số ngân hàng yếu kém, từ đó hỗ
Xử lý nợ xấu tại VAMC có chiều hướng tích cực

Việc xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang có chiều hướng tích cực

Việc xử lý nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang có chiều hướng tích cực với những bước đi cụ thể, rõ ràng hơn.

Trong đó phải kể đến đề xuất xây dựng Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nêu một số cơ chế riêng cho VAMC và các ngân hàng thương mại trong quá trình xử lý nợ xấu. Một số nội dung cụ thể như: Nếu người giữ tài sản không giao tài sản đảm bảo thì cho phép VAMC/TCTD được thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong trường hợp VAMC/TCTD và chủ tài sản đã có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản trong hợp đồng bảo đảm tài sản, thay vì yêu cầu Tòa án giải quyết như đã quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; cho phép VAMC/bên mua nợ của TCTD và VAMC được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bãi bỏ quy định yêu cầu người được thi hành án phải nộp phí thi hành án nhằm giảm chi phí xử lý nợ xấu.  

Đồng thời, các TCTD cũng đã chủ động hơn trong việc tự xử lý nợ xấu, điển hình như Vietcombank đã nhận về hết nợ xấu đã bán cho VAMC và VietinBank đặt mục tiêu tương tự trong năm 2017.

Nhìn lại các năm trước, trong số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012 - 2015 (khoảng 500 nghìn tỷ đồng), chủ yếu các TCTD tự xử lý (chiếm 55,4%), số còn lại là bán cho VAMC. Theo NHNN, tính đến 31/12/2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng; nợ tồn đọng tại khâu thi hành án tính đến 30/9/2016 là khoảng 58.998 tỷ đồng. Trong năm 2017, VAMC đặt mục tiêu xử lý 33 nghìn tỷ đồng nợ xấu. 

Theo Nguyệt Minh/ Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...