Xuất hiện nhiều thủ đoạn trộm tiền trong tài khoản ngân hàng

Nhiều ngân hàng vừa gửi thông báo đến khách hàng lưu ý về những hình thức lừa đảo mới mà tội phạm công nghệ đang sử dụng để đánh cắp thông tin nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Xuất hiện nhiều thủ đoạn trộm tiền trong tài khoản ngân hàng

Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), các thủ đoạn lừa đảo phổ biến là mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc nhiên viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến ngân hàng (đặc biệt là các dịch vụ ví điện tử) yêu cầu khách hàng xác thực thông tin để nâng cấp dịch vụ.

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo còn thông báo cho khách hàng đăng ký các dịch vụ ngân hàng sẽ được hưởng khuyến mại. Khách hàng thực hiện đăng ký dịch vụ kết nối tài khoản ngân hàng với ví điện tử và cung cấp tại các thông tin dịch vụ cho đối tượng lừa đảo.

Thậm chí đối tượng lừa đảo còn mạo danh là cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát yêu cầu cung cấp thông tin các dịch vụ ngân hàng. Hay đối tượng còn mạo danh người thân/người mua hàng gửi đường link cho khách yêu cầu xác nhận thông tin. Hay có chiêu khách hàng làm thủ tục vay tiền trên mạng, đối tượng lừa đảo yêu cầu cung cấp các thông tin dịch vụ ngân hàng để hoàn tất thủ tục vay…

Do đó, để đảm bảo an toàn, Vietcombank khuyến cáo khách hàng luôn giữ bí mật các thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử; hạn chế truy cập tài khoản trên các thiết bị lạ; xác thực thông tin với người đề nghị thực hiện giao dịch…

Thông báo cảnh báo của Vietcombank
Thông báo cảnh báo của Vietcombank

Tương tự, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng cho biết, các đối tượng thường lợi dụng những hình ảnh hội thảo, biển tên cán bộ giả mạo và các hoạt động chung có logo BIDV... liên hệ với khách hàng qua Zalo, Facebook… giả danh là cán bộ BIDV. Khi khách hàng đã tin tưởng, đối tượng hứa hẹn có thể cho vay vốn với khoản vay không lớn (dưới 100 triệu đồng) và yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền là "phí bảo hiểm rủi ro" từ 1-2 triệu đồng với mục đích chiếm đoạt số tiền trên.

Từ những vụ việc đã xảy ra, BIDV khuyến cáo khách hàng tuyệt đối cảnh giác và luôn xác minh mọi lời mời chào từ những người lạ, có nhiều dấu hiệu khả nghi. Các loại phí dịch vụ liên quan đến giao dịch đều được BIDV thu trực tiếp từ khách hàng và cung cấp chứng từ hợp lệ, biểu phí dịch vụ được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch và trang web chính thức của ngân hàng. Do đó, khách hàng không cần nộp bất cứ loại phí nào khi chưa kiểm tra tính phù hợp với biểu phí của BIDV và tuyệt đối không chuyển tiền phí qua một tổ chức, cá nhân nào khác.

Còn theo đại diện Nam A Bank, Việt Nam ngày càng ghi nhận nhiều vụ lừa đảo của tội phạm ngân hàng.

Mới đây một nhóm tội phạm trục lợi từ các lỗ hổng trên website công ty trung gian thanh toán, hay nhiều khách hàng bỗng dưng mất tiền trong tài khoản dù không giao dịch, mua sắm.

Dẫn thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Nam A Bank thông tin năm ngoái có đến hơn 10.220 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Ghi nhận của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm nay đã phát hiện hàng ngàn máy tính bị nhiễm mã độc, hơn 2.500 trang tin, cổng thông tin tên miền quốc gia Việt Nam bị tấn công. Thông tin khách hàng, mật khẩu, thông tin tài chính được đánh giá là các loại dữ liệu giá trị đối với tội phạm an ninh mạng với nhiều phương thức để lừa đảo...

Một số thủ đoạn lừa đảo khác được Agribank khuyến cáo như đối tượng gửi email/tin nhắn có chứa link truy cập vào webiste của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking hoặc thông tin thẻ để nhận tiền. Thực chất đây là các website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Kẻ gian cũng lừa khách hàng cài đặt phần mềm, ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn hoặc khi khách hàng đăng nhập website của ngân hàng.

Bên cạnh các biện pháp giữ bí mật thông tin dịch vụ ngân hàng, Agribank còn khuyến cáo khách hàng thận trọng khi thực hiện giao dịch thẻ tại ATM, POS.

Khi giao dịch tại máy ATM/POS, khách cần quan sát khe thẻ trên máy bảo đảm không có thiết bị lạ gắn trên khe và che bàn phím khi nhập số PIN. Khách hàng cũng nên hạn chế sử dụng mạng WiFi công cộng tại quán café… để giao dịch trực tuyến.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác như Vietinbank, VPBank, VIB, BacABank, LienVietPostBank, OceanBank… đã đưa ra lời cảnh báo tới khách hàng về những thủ đoạn lừa đảo tương tự nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...