Xung đột quyền lực tại Xây dựng Hòa Bình

Nhóm ông Nguyễn Công Phú bác bỏ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình, khẳng định ông Phú là Chủ tịch từ ngày 1/1/2023
Xung đột quyền lực tại Xây dựng Hòa Bình
Ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú

Ngày 31/12/2022, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình công bố Nghị quyết số 53 hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT của ông Lê Viết Hải. Theo đó, ông Lê Viết Hải vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ ngày 1/1.

Nghị quyết cũng thông qua hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu và hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết số 51 ban hành ngày 14/12/2022.

Trước đó, vào ngày 14/12/2022, HBC đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập từ ngày 1/1/2023. Đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú – Thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1/2023.

Tuy nhiên, ngay khi thông tin này được công bố rộng rãi trên truyền thông, sáng 1/1, các thành viên HĐQT độc lập gồm ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Quốc Duy, ông Dương Văn Hùng và ông Albert Antoine đã phát đi một thông cáo bác bỏ các động thái nói trên "do cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Lê Viết Hải, đơn phương thực hiện vào ngày 31/12/2022.

Theo nhóm ông Phú, việc ông Lê Viết Hải họp HĐQT bất thường là không hợp lệ vì không có đủ số lượng thành viên HĐQT tham dự để tiến hành tổ chức họp, không đủ số lượng phiếu bầu thông qua Nghị quyết HĐQT theo quy định của Điều lệ Công ty.

Nguyên nhân các thành viên HĐQT từ chối việc triệu tập tham gia vì cuộc họp này không đúng với Điều lệ Tập đoàn. Do đó, theo đó việc thông qua bất kỳ quyết định nào đều là không hợp lệ.

Nhóm cũng cho biết đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SSC) và các cơ quan tư pháp liên quan về tất cả động thái vi phạm quy chế, quy định của ông Lê Viết Hải trong những ngày qua, đồng thời sẽ tiếp tục có những hành động thích hợp để đảm bảo các quyết định của HĐQT trong cuộc họp ngày 13/12/2022 được tuân thủ thực hiện đầy đủ và đúng pháp luật.

"Do sự điều hành yếu kém của ông Lê Viết Hải trong nhiều năm, tập đoàn giờ đối diện với muôn vàn khó khăn, trong đó có vấn đề tài chính. Việc HĐQT thông qua quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm người đứng đầu Tập đoàn nhằm mục tiêu duy nhất: Khắc phục tình trạng khó khăn và thực hiện những cải cách tất yếu để đảm bảo sự phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong tương lai", thông báo của nhóm ông Phú cho biết.

Thực tế, tình hình hoạt động của Xây dựng Hòa Bình hiện nay không được khả quan.

Hiện Xây dựng Hòa Bình đang có kế hoạch tiết giảm chi phí đồng bộ theo lộ trình, mà theo ban lãnh đạo công ty, đầu tiên là tiết giảm chi phí nhân sự để có thể duy trì dòng tiền.

Theo đó, từ ngày 1/12 đến ít nhất hết quý I/2023, toàn công ty tạm ngừng áp dụng một số chế độ phúc lợi, khen thưởng, ngoại trừ phụ cấp tiền cơm trưa và bảo hiểm sức khỏe. Các nhân sự tùy cấp bậc, phòng ban cũng giảm 15-35% tỷ lệ hiệu suất công việc và các khoản phụ cấp theo lương.

Riêng khối văn phòng được yêu cầu giảm tối thiểu 15% tổng tỷ lệ hiệu suất công việc và phụ cấp, mỗi phòng ban quyết định giảm tỷ lệ này trên từng người hoặc sàng lọc nhân sự, hoặc áp dụng cả 2 hình thức.

Còn trên công trường của các dự án đang ngưng thi công, hết việc, hết định biên nhân sự, những nhân sự trọng yếu, chủ chốt có năng lực, thái độ vượt trội được ưu tiên giữ lại, điều động, bố trí kịp thời sang các công trường, phòng ban có nhu cầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...