10 năm gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng gấp 4 lần

Ngày 19/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD. Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh
10 năm gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng gấp 4 lần

Cụ thể, 11 tháng năm 2017, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam đạt 385,77 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu (XK) đạt 194,47 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016; nhập khẩu (NK) đạt 191,3 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thặng dư 3,17 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Tính đến giữa tháng 12/2017, tổng kim ngạch XNK cả nước đã cán mốc 400 tỷ USD. Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chia sẻ: Cách đây 6 năm, khi còn trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, vào ngày 25/12/2011 tôi cùng Tổng cục Hải quan cùng chứng kiến sự kiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 200 tỷ USD. Sau 6 năm, con số này đã tăng lên hơn gấp đôi.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh việc kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ mức 30 tỷ USD tăng lên 400 tỷ USD “có thể coi là kỳ tích”. Bởi lẽ vào những năm đầu thập kỷ 90, tổng kim nạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới đạt 2,5 tỷ USD. Lúc đó kim ngạch xuất nhập khẩu của cả Châu Phi là 26 tỷ USD. Cho đến nay, cả Châu Phi kim ngạch xuất nhập khẩu chưa qua 100 tỷ USD, mà Việt Nam đã đạt 400 tỷ. Nhờ đó, vị thế Việt Nam trên bản đồ thế giới trong giao thương quốc tế có sự cải tiến rõ rệt.

“Năm 2007 khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Việt Nam xếp thứ 50. Đến nay chúng ta đã tăng 24 bậc, lên vị trí 26. Còn nhập khẩu trước ở vị trí thứ 41, thì đến nay đã tăng 16 bậc, lên vị trí 25. Chắc chắn với thành tích kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến đạt 410 tỷ USD cả năm nay, vị thế của chúng ta trên bản đồ thế giới sẽ thay đổi”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ.

Cùng với việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như giai đoạn 2007-2015 hầu hết Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu (trừ năm 2012-2013) thì năm 2016 Việt Nam đã xuất siêu 1,78 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2017 xuất siêu 3 tỷ USD.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, điều này góp phần làm cán cân thanh toán cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá, kiểm soát lạm phát. Thành tích này cũng góp phần làm cho Việt Nam lần đầu tiên sau nhiều năm hoàn thành và hoàn thành vượt định mức cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...