16 bản hợp đồng tổng giá trị hơn 286 triệu USD được ký kết tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là dịp để giới thiệu những công nghệ quốc phòng tiên tiến nhất mà còn là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác quốc tế sâu rộng…

16 bản hợp đồng tổng giá trị hơn 286 triệu USD được ký kết tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Chiều 22/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Cuộc triển lãm như một minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Tại hội nghị tổng kết, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo triển lãm chủ trì Hội nghị cho biết, Triển lãm quốc phòng quốc tế là một trong những sự kiện đối ngoại quốc phòng lớn nhất và quan trọng nhất trong năm 2024.

bqd0962.jpg
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, khẳng định triển lãm đã diễn ra thành công tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt; ông cũng cảm ơn và biểu dương các cơ quan, đơn vị đã chủ động làm công tác chuẩn bị đầy đủ, toàn diện, chu đáo, nhất là chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, nội dung chương trình, kịch bản, góp phần vào thành công của triển lãm. Các lực lượng làm công tác lễ tân, an ninh, an toàn, truyền thông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Cũng trong hội nghị, Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, đã báo cáo chi tiết kết quả triển lãm. Theo đó, qua triển lãm công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã nhận được nhiều đơn hàng của các đối tác nước ngoài đề nghị cung cấp các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, như: súng bộ binh, đạn con, đạn cối, đạn pháo, các loại tàu kinh tế, thuốc phóng, thuốc nổ dùng trong lĩnh vực quốc phòng và dân sự cùng các sản phẩm kinh tế khác.

Từ đó, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Cụ thể, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng ký 11 hợp đồng giá trị 278,3 triệu USD; tập đoàn Viettel ký 5 hợp đồng giá trị 8 triệu USD.

Ký kết 17 thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Báo cáo cũng nêu rõ, Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 quy tụ 242 đơn vị công nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế, với 442 gian hàng trưng bày trong nhà và ngoài trời.

Bao gồm các loại khí tài quân sự như máy bay tiêm kích, máy bay vận tải, máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng, máy bay không người lái, tàu thủy, các hệ thống pháo, ra đa, súng, đạn, thiết bị tác chiến điện tử, mô phỏng, thông tin liên lạc, quang điện tử, hệ thống chỉ huy, điều khiển, sản phẩm kinh tế - quốc phòng, công nghệ, kết quả chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc trưng vùng miền, làng nghề truyền thống.

Theo Thiếu tướng Lê Quang Tuyến, triển lãm đã trưng bày 68 chủng loại khí tài trong biên chế của Quân đội nhân dân Việt Nam trên diện tích 10.530m2. Trong đó, hai sản phẩm là tổ hợp tên lửa đối hạm VCM-B và một loại đạn thuộc đề án A1.

Từ ngày 19 đến 22/12, các cơ quan, đơn vị huy động gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ; tổ chức 215 tổ, chốt chỉ dẫn đường, phân luồng giao thông, tuần tra canh gác; lắp đặt gần 200 camera giám sát toàn bộ khu vực, 20 trận địa chế áp UAV.

Triển lãm cũng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của người dân, trong 2 ngày mở cửa để người dân tham quan miễn phí, đã có rất đông lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết Triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến trước đó, triển lãm chỉ mở cửa đến hết ngày 22/12).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…