3 Bộ thẩm định đề xuất điều chỉnh quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa giao các Bộ, ban, ngành tổ chức thẩm định nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
3 Bộ thẩm định đề xuất điều chỉnh quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định nội dung đề xuất điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của UBND TP. Hà Nội, báo cáo Thủ tướng.

Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 26/7/2011. Hà Nội sẽ là trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt, là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước, là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

"Thủ đô Hà Nội đang phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của thành phố).

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, phía Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Năm đô thị vệ tinh của thủ đô gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...