3 dự án giao thông lớn chuẩn bị đưa vào sử dụng

3 dự án giao thông lớn và quang trọng là cao tốc 6 làn xe Pháp Vân-Cầu Giẽ, cầu Hưng Hà vượt sông Hồng cùng đường dẫn hai đầu cầu nối hai tỉnh Hà Nam-Hưng Yên và cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long đang g
3 dự án giao thông lớn chuẩn bị đưa vào sử dụng

Cầu Hưng Hà khánh thành dịp kỷ niệm 89 năm thành lập Đảng

Cầu Hưng Hà vượt sông Hồng và đường dẫn hai đầu cầu nối hai tỉnh Hà Nam-Hưng Yên, có tổng mức đầu tư hơn 2.870 tỷ đồng (sử dụng vốn từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng trong nước), được khởi công tháng 5/2016.

Theo hợp đồng, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 5/2019, nhưng, như ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long cho biết, các nhà thầu thi công đã hoàn thành phần cầu chính vào tháng 5 vừa qua và hoàn thành đường dẫn hai đầu cầu trong tháng 11 này. Như vậy, dự án vượt tiến độ theo yêu cầu hợp đồng khoảng 6 tháng.

Thời điểm khánh thành dự án cầu Hưng Hà và dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/2019).

Hoàn thành cao tốc 6 làn xe Pháp Vân-Cầu Giẽ trước 30/12

Theo Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ Phạm Văn Khôi, đến nay, tuyến chính của dự án đã thi công mở rộng được 55,7/57,9 km. Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ hệ thống an toàn giao thông, đường gom và xử lý lún các vị trí đầu cầu, đầu cống. Tuy vậy, trên tuyến chính vẫn còn 3 điểm chưa bàn giao mặt bằng chính thức. Nhà đầu tư đã làm việc với địa phương và các hộ dân để thuê mặt bằng thi công.

Đối với hệ thống đường gom, đã giải phóng mặt bằng được 95,6%, còn vướng mắc khoảng 2,5 km với 19 vị trí chưa được bàn giao. Đến 30/12 này địa phương sẽ bàn giao hết mặt bằng đường gom cho nhà đầu tư thực hiện.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, cơ bản hoàn thành tuyến chính và gia cố đất yếu, xử lý lún đầu cầu, đầu cống trước 31/12 và hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống an toàn giao thông trước Tết Âm lịch 2019.

Bộ trưởng cũng đề nghị Hà Nội chỉ đạo các địa phương còn tồn tại các vị trí vướng mắc về mặt bằng trên đường gom khẩn trương bàn giao cho nhà đầu tư trước 30/12 để các nhà thầu thi công hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường gom trước 30/4/2019.

Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) nghiên cứu phương án kết nối tạm để giảm tải ùn tắc cho nút giao Pháp Vân và các cơ quan của Bộ GTVT đẩy nhanh phê duyệt các thủ tục để nhà đầu tư lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng trước Tết Âm lịch 2019.

Cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long phải hoàn thành vào tháng 9/2020

Sau hơn 5 tháng thi công, dự án xây dựng đường trên cao (cầu cạn) đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long (tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỷ đồng, gồm vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước) đạt được nhiều kết quả khả quan về tiến độ thi công.

Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) cho biết, tiến độ thi công hai gói thầu của dự án đang đảm bảo theo yêu cầu.

Vướng mắc lớn nhất của dự án là công tác bàn giao công địa thi công của địa phương vẫn chưa hoàn thành. Tính đến nay, dự án cầu cạn Mai Dịch vẫn còn khoảng 800 m mặt bằng chưa được tiếp nhận, tập trung chủ yếu tại gói thầu số 1.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị Ban QLDA Thăng Long tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Chậm nhất tháng 9/2020 phải hoàn thành, đưa dự án vào khai thác.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...