5 địa phương bị "réo tên" phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Tổ công tác số 6 về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tính đến hết tháng 10/2022, 5 địa phương này mới giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng, đạt 33,9% kế hoạch địa phương triển khai.
đầu tư công

Ước 13 tháng (đến thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 - hết ngày 31/1/2023), 5 địa phương gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Bình Dương sẽ giải ngân được trên 21.527 tỷ đồng, đạt 80,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo báo cáo, cả 5 địa phương đều có các dự án chưa giải ngân hoặc số vốn đã giải ngân đạt rất thấp so với yêu cầu, chưa kể nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2021 và vốn đầu tư cho gói kích cầu sẽ được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung trong năm 2022.

Thời gian còn lại của năm ngân sách 2022 chỉ còn gần 2 tháng hoàn thành khối lượng các dự án và thời gian hoàn thiện hồ sơ thanh toán qua Kho bạc Nhà nước là 3 tháng, do đó, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 rất nặng nề.

Bộ Tài chính yêu cầu các cấp chính quyền tại 5 địa phương này phải coi việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch đã được giao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, khắc phục khó khăn để thúc đẩy giải ngân, khơi thông nguồn vốn đầu tư công.

Xem thêm

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng qua vẫn thấp

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng qua vẫn thấp

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2022 chỉ đạt 46,44% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 51,34%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (55,80%).

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.